Cách mạng công nghệ 4.0 gắn liền với các thuật ngữ “trí tuệ nhân tạo Ai”, “big data”. “chuyển đổi số”,...Vậy ý nghĩa thật sự của các thuật ngữ này là gì? Bài viết sau đây Nhân Hòa sẽ dùng để giải thích chi tiết về thắc mắc “trí tuệ nhân tạo (AI) là gì”.
1. Trí tuệ nhân tạo (AI) là gì?
Trí tuệ nhân tạo hay AI (Artificial Intelligence) là ngành thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ máy tính. AI hoạt động dựa trên cơ chế mô phỏng suy nghĩ, nhận thức của con người và đưa vào bộ não của các thiết bị, hệ thống. Từ đó hệ thống sẽ có được trí thông minh như con người, biết dựa vào từng tình huống mà có cách xử lý khác nhau. Một vài ứng dụng của AI như: y tá ảo, trợ lý ảo, tư vấn viên ảo, robot làm việc nhà, robot công nghiệp,…
Trí tuệ nhân tạo này do con người lập trình ra với mục đích tự động hóa các hành vi thông minh như con người, từ đó cắt giảm bớt nhân công là con người và có tính chuẩn xác cao hơn.
Sự khác biệt của trí tuệ nhân tạo so với các lập trình logic trước kia chính là khả năng suy nghĩ độc lập của chúng, thay vì việc mọi thứ được lập trình sẵn và cỗ máy đó sẽ thực hiện các thao tác theo logic được con người đặt ra, Ai - Trí Tuệ Nhân Tạo sẽ tự xem xét tình huống và đưa ra phương án tối ưu nhất, qua đó tiết kiệm chi phí cũng như vận hành cho công việc hiệu quả hơn. Ngoài ra khả năng tự tính toán đó sẽ khiến Ai đưa ra những ý kiến mới, giúp con người thêm nhiều ý tưởng hơn trong phát triển.
Đặc trưng của công nghệ AI là năng lực “tự học” của máy tính, do đó có thể tự phán đoán, phân tích trước các dữ liệu mới mà không cần sự hỗ trợ của con người, đồng thời có khả năng xử lý dữ liệu với số lượng rất lớn và tốc độ cao. Hiện mỗi ngày trên toàn cầu có khoảng 2,2 tỷ Gb dữ liệu mới (tương đương 165.000 tỷ trang tài liệu) được tạo ra và được các công ty, như Google, Twitter, Facebook, Amazon, Baidu, Weibo, Tencent hay Alibaba thu thập để tạo thành “dữ liệu lớn” (big data). Trí tuệ nhân tạo là một lĩnh vực liên quan đến chuyên ngành khoa học máy tính và công nghệ thông tin, bản chất của trí tuệ nhân tạo vẫn do con người làm ra, họ xây dựng các thuật toán, lập trình bằng các công cụ phần mềm công nghệ thông tin, giúp các máy tính có thể tự động xử lý các hành vi thông minh như con người.
Trí tuệ nhân tạo có khả năng tự thích nghi, tự học và tự phát triển, tự đưa ra các lập luận để giải quyết vấn đề, có thể giao tiếp như người…tất cả là do AI được cài một cơ sở dữ liệu lớn, được lập trình trên cơ sở dữ liệu đó và tái lập trình trên cơ sở dữ liệu mới sinh ra. Cứ như vậy cấu trúc của AI luôn luôn thay đổi và thích nghi trong điều kiện và hoàn cảnh mới.
2. Phân loại công nghệ AI
Dựa vào đặc điểm phát triển của từng loại mà người ta phân loại công nghệ AI thành 4 kiểu với cấp độ phát triển ngày càng tăng như sau.
Loại 1: Công nghệ AI phản ứng (Reactive Machine)
Công nghệ AI phản ứng (Reactive Machine) dùng để phân tích những động thái khả thi - của chính nó và đổi thủ và chọn hành động chiến lược nhất.
Loại 2: Công nghệ AI với bộ nhớ hạn chế
Các ứng dụng AI này được sử dụng những kinh nghiệm trong quá khứ để đưa ra các quyết định trong tương lai.
Một số chức năng ra quyết định này có mặt trong các loại thiết bị không người lái như xe, máy bay drone hoặc tàu ngầm. Kết hợp các cảm biến môi trường xung quanh công nghệ AI này có thể dự đoán được tình huống và đưa ra những bước hành động tối ưu cho thiết bị. Sau đó chúng sẽ được sử dụng để đưa ra hành động trong bước tiếp theo.
Loại 3: Lý thuyết về trí tuệ nhân tạo
Đây là công nghệ Ai có thể tự mình suy nghĩ và học hỏi các thứ xung quanh để áp dụng cho chính bản thân nó cho một việc cụ thể. Tuy nhiên công nghệ AI này chưa khả thi trong hiện tại.
Loại 4: Tự nhận thức
Hệ thống AI tự nhận thức về bản thân, có ý thức và hành xử như con người. Các ứng dụng AI này còn có cảm xúc và hiểu được cảm xúc của những người khác. Tuy nhiên, loại công nghệ AI này chưa khả thi.
3. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong cuộc sống
3.1. Hỗ trợ hệ thống cổng thông tin chính phủ
Công nghệ trí tuệ nhân tạo AI có thể là chìa khóa để tiến tới việc cải tiến cải cách hành chính hiệu quả, triệt để, giúp thay đổi đáng kế và giải quyết nhiều vấn đề bất cập hiện nay về quản lý và điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước các cấp. Điển hình là việc ứng dụng AI vào hệ thống chatbot (trả lời tự động) và trợ lý ảo tại các trung tâm hành chính. Điều này cho phép người dân truy vấn thông tin nhận được câu trả lời nhanh chóng, hiệu quả cũng như ngăn chặn tình trạng xếp hàng, chờ đợi như trước kia.
3.2. Công nghệ nhận dạng khuôn mặt
Nhận diện khuôn mặt bằng AI là ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào việc xác minh đặc tính gương mặt, máy tính tự động xác định, nhận dạng một người nào đó từ một bức hình ảnh kỹ thuật số hoặc một khung hình trong video. Nhận diện khuôn mặt bằng công nghệ AI thuộc một nhánh của thị giác máy tính, mà thị giác máy tính tốt hơn rất nhiều so với mắt thường của con người. Một trong những cách xác định là dựa vào những điểm nút của khuôn mặt. Công nghệ AI có thể đo tới 80 điểm nút (khoảng cách giữa các điểm trên một khuôn mặt giúp cơ chế nhận dạng khuôn mặt (FR) trở nên dễ dàng hơn.
3.3. Sản sinh ngôn ngữ tự nhiên
Tạo ra các văn bản từ những dữ liệu máy tính tự tổng hợp được. Tượng tự như con người, Ai có thể tự soạn cho mình những tài liệu sao cho phù hợp với công việc được giao, các kế hoạch cũng như thực hiện các phương án tối ưu nhất với vốn từ được học hỏi từ con người.
3.4. Quản trị viên ảo
Từ những chatbot đơn giản cho tới những hệ thống tiên tiến có thể kết nối được với con người, công nghệ này đang được sử dụng trong dịch vụ khách hàng, hỗ trợ người dùng và quản lý nhà thông minh.
3.5. Tự động hóa robot
Sử dụng mã hóa và những phương pháp khác để tự động hóa hoạt động của con người bằng robot để hỗ trợ công việc hiệu quả hơn.
Hiện tại Trí tuệ nhân tạo - Ai và các cỗ máy Ai Machine đã và đang được các tập đoàn lớn ứng dụng, ở Việt Nam chúng ta có Viettel đang sử dụng để tạo ra những bot giọng cũng như nhiều ứng dụng tương lai khác nữa. Sức mạnh của Trí tuệ nhân tạo - Ai vô cùng quan trọng cho công nghiệp sau này và trong tương lai chúng sẽ trở thành nòng cốt cho phát triển vượt bậc.
4. Lời kết
Bài viết trên là tổng hợp những thông tin cơ bản nhất về trí tuệ nhân tạo (AI) là gì. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ hiểu được tổng quan về khái niệm rộng lớn này. Chắc hẳn đây sẽ là một thuật ngữ xuất hiện rất nhiều trong tương lai.