Một trong những hoạt động “thưởng trăng” tao nhã của người Việt Nam mỗi dịp mùa Tết đoàn viên đón tiếng trống lân đầu ngõ là ăn bánh trung thu và nhâm nhi tách trà nóng bên không khí sum vầy, ấm cúng của gia đình. Cũng từ đó, bên cạnh những thương hiệu bánh nướng nổi tiếng như Kinh Đô thì những phiên bản “bánh nguyệt handmade” (hay còn gọi là bánh trung thu tươi) cũng lần lượt ra đời nhằm phục vụ nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng, góp phần tạo ra những trải nghiệm mới mẻ cho mâm cỗ trăng Rằm.
Bánh trung thu tươi là gì?
Thể theo sự biến đổi không ngừng của thị trường, bánh trung thu tươi là những chiếc bánh khởi nguồn của sự sáng tạo, luôn đặt phương châm sử dụng những nguyên liệu “tươi - xanh” lên hàng đầu để tôn vinh giá trị nguyên chất “healthy” của sản phẩm.
Hiện trên khối thị trường chung hầu như đều đón nhận 2 loại bánh trung thu tươi chủ yếu sau:1. Bánh trung thu tươi thủ công (handmade) với quy mô sản xuất và kinh doanh nhỏ lẻ như hộ gia đình, các cơ sở hoặc các cá nhân có ý tưởng đột phá cùng với tay nghề khéo léo đã cho ra đời thương hiệu riêng của mình. 2. Bánh trung thu tươi được sản xuất và chế biến quy mô lớn (thường chỉ làm theo đơn đặt hàng) dưới hệ thống dây chuyền công nghiệp hiện đại, chất lượng của các ông trùm nổi tiếng như Bibica, Thành Long, La Dorée,...
Khác biệt giữa bánh trung thu tươi và bánh trung thu truyền thống
Thời gian bảo quản
Do không có chất bảo quản nên bánh trung thu tươi thường được mệnh danh là “mì ăn liền” với hạn mức sử dụng xấp xỉ từ 5 - 7 ngày trong điều kiện thường. Đối với những doanh nghiệp sản xuất theo dây chuyền công nghệ hiện đại, bánh có thể tồn tại trong trạng thái tốt ở khoảng thời gian lâu hơn, nhưng tối đa chỉ khoảng 15 ngày.
Trong khi đó, bánh trung thu truyền thống dù là bánh dẻo hay bánh nướng, nhân thập cẩm, jambon gà quay hay đậu xanh, hạt sen,... đều có thể ăn dần trong vòng 1 tháng do có thêm phụ gia và chất bảo quản. Vì vậy, không chỉ để ăn bên mâm cỗ chị Hằng mà bánh trung thu truyền thống còn là một lựa chọn mới mẻ, phá cách cho những tín đồ thích ăn vặt, có thể mang theo mọi lúc mọi nơi để “chống đói” mà không sợ hư hỏng.
Hương vị bánh
Dù mang danh “truyền thống” nhưng do những đòi hỏi và nhu cầu thiết yếu phải thay đổi ngày này, những thị trường bánh trung thu tồn tại lâu đời như Kinh Đô cũng đã không ngừng cải cách từ khâu tuyển chọn nguyên liệu đến sáng chế hương vị. Một số hương vị quốc dân được nhiều gia đình săn đón phải kể đến là xá xíu jambon, thập cẩm lạp xưởng, cua bát bửu, đậu xanh, hạt sen, sữa dừa hay phiên bản mới như lava trứng chảy,... Nhìn chung, công thức chế biến khá đậm đà từ màu sắc đến hương vị.
Bánh trung thu tươi với khả năng biến tấu đa dạng dưới những bàn tay thủ công khéo léo cũng phát triển vượt trội với những vị nhân phổ biến như tiramisu, socola, cherry thập cẩm,... Thậm chí còn có một số loại bánh phá cách như rau câu, bánh lưu sa, bánh xốp,... Đặc trưng hương vị thường thanh mát, ngọt dịu.
Mẫu mã
Theo triết lý âm dương ngũ hành trong quan niệm người Việt, những chiếc bánh cổ truyền thường có hình vuông vì nó tượng trưng cho mặt đất, với mong muốn sinh trưởng và phát triển, có hình tròn vì tượng trưng cho mặt trăng, với ước nguyện hạnh phúc tròn đầy, viên mãn. Vì vậy, để lưu giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp đó, dù đã trải qua nhiều năm hình thành và phát triển, những chiếc bánh nguyệt cổ truyền vẫn trung thành với hình dáng, mẫu mã ban đầu.
Không giống với bánh nướng đậm đà, những chiếc bánh tươi lại được nhào nặn dưới nhiều loại khuôn, hình thù, màu sắc khác nhau và sự uốn nắn đó tùy thuộc vào yêu cầu của người đặt hàng. Đặc điểm của những loại bánh này là khá bắt “trend”, do đó thu hút được lượng lớn người tiêu dùng trẻ tuổi.
Giá thành và nơi bán
Những thương hiệu bánh truyền thống thường đề cao khẩu hiệu giá cả đi đôi với chất lượng, đặc biệt với những thiết kế đẳng cấp dành riêng cho biếu tặng, chi phí có thể dao động từ 220.000 - 860.000 VNĐ (tùy theo số lượng bánh mỗi hộp). Khách hàng muốn đặt mua có thể liên hệ những đại lý phân phối chính thống hoặc thông qua các nền tảng mua bán online,...
Ngược lại, bánh trung thu tươi thường có giá thành thấp hơn, từ 20.000 - 50.000 VNĐ/ cái tùy loại. Thường được bày bán ở các đại lý, cơ sở nhỏ lẻ hoặc đa số trên các trang mạng xã hội do quy mô sản xuất theo đơn đặt hàng.
Một số lưu ý khi chọn bánh trung thu
Với nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao, thị trường tiêu thụ bánh trung thu ngày càng sôi động với nhiều hãng bánh mới gia nhập thị trường.Trước vô vàn lựa chọn về giá cả và chất lượng bánh khác nhau, bạn nên tìm hiểu kỹ nguồn gốc sản phẩm với những thông tin cơ bản như: thương hiệu, ngày sản xuất, hạn sử dụng, địa chỉ sản xuất,.. Bên cạnh đó, bạn cũng cần quan sát độ nguyên vẹn, màu sắc, mùi vị của sản phẩm để đảm bảo bánh vẫn còn tươi ngon và tránh tiền mất tật mang. Một trong những thương hiệu bánh trung thu uy tín hàng đầu Việt Nam mà bạn có thể tham khảo là bánh trung thu Kinh Đô, rất đảm bảo an toàn sức khỏe và giá thành phải chăng.
Banhngoncaocap.com - nhà phân phối bánh trung thu lớn nhất miền Bắc gửi đến bạn những lời chúc đoàn viên ấm áp nhất trong mùa Tết sắp tới. Quý khách có nhu cầu mua bánh trung thu Kinh Đô, Hữu Nghị hay Hải Hà vui lòng liên hệ hotline 0985.023.991 để được tư vấn bảng giá và mức chiết khấu hấp dẫn.