Là vùng đất đậm sắc màu văn hóa của cộng đồng 3 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa, vì thế Sóc Trăng cũng có nền ẩm thực đa dạng, mang nét đặc sắc riêng biệt của vùng đất này. Nếu có dịp ghé thăm, bạn đừng bỏ lỡ top các món đặc sản Sóc Trăng thơm ngon và hấp dẫn được gợi ý sau đây!
Top 12 món đặc sản Sóc Trăng dễ “gây nghiện” thực khách
1. Bánh ú mặn
2. Mè láo
3. Bánh phồng tôm
Với thành phần nguyên liệu chính gồm bột mì, thịt tôm hoặc tép được xay nhuyễn với một ít hạt tiêu giã nhỏ. Các nguyên liệu trên sau khi trộn với nhau sẽ được nhồi vào những chiếc túi vải dạng hình ống dài. Sau khi hấp chín, người ta cắt ra từng lát hình chữ nhật hay tròn rồi đem phơi khô. Trước khi ăn, phải đem bánh chiên giòn với dầu ăn đã sôi lên, bánh sẽ nở to ra.
4. Bánh pía
Bánh pía là đặc sản Sóc Trăng ngon trứ danh, nổi tiếng khắp nơi và thường được nhiều du khách mua làm quà sau mỗi chuyến ghé thăm nơi đây. Từ thế kỉ 17, bánh pía ở Sóc Trăng đã theo chân những người Hán di cư đến phương Nam, Theo thời gian, bánh được chế biến cho phù hợp với khẩu vị của người Việt nhờ tận dụng nguồn nguyên liệu từ vùng đất Nam Bộ. Bánh pía có vỏ bánh mềm, bên trong gồm nhân đậu xanh, sầu riêng, trứng muối,… thơm ngon dễ “gây nghiện” với những tín đồ hảo ngọt.
5. Bánh cống
Bánh cống là món ăn đặc sản Sóc Trăng gây ấn tượng nhờ sự kết hợp giữa vị bùi của đậu xanh, ngọt từ tôm thịt cùng lớp vỏ giòn. Bánh có vỏ được làm từ bột gạo, bột đậu nành và trứng, còn nhân bánh là thịt heo băm ướp gia vị, trộn với củ hành tím xắt nhỏ và một ít đậu xanh hấp. Nhìn vẻ ngoài của bánh cống trông đẹp mắt và hấp dẫn. Bánh cống rất ngon khi ăn kèm với các loại rau sống như húng, xà lách, cải, gừng…
6. Bánh in
Bánh in thu hút tín đồ hảo ngọt bởi vẻ ngoài là hình tròn màu trắng. Bánh in được dùng nhiều nhất vào các dịp lễ hội đặc biệt của người dân Sóc Trăng. Bánh được làm từ các nguyên liệu chính gồm gạo nếp, đường cát, nước cốt dừa. Khi thưởng thức bánh in, bạn sẽ cảm nhận được mùi thơm của nếp mới, vị béo của nước cốt dừa hòa lẫn với vị ngọt của đường. Bánh in rất thích hợp để nhâm nhi cùng tách trà nóng. Đây cũng là thức quà vặt lý tưởng sau mỗi chuyến du lịch Sóc Trăng.
7. Bún gỏi dà
Nếu đã đặt chân đến Sóc Trăng, bạn nhớ thử qua món bún gỏi dà thơm ngon và hấp dẫn với các nguyên liệu của một tô bún như sườn heo, tôm đất, thịt ba chỉ. Nếu như bún riêu mang hương vị đậm đà của cua, bún nước lèo nồng nàn hơi mắm thì tô bún gỏi dà lại mang mùi vị đặc trưng của tôm đất, tương xay, vừa ngọt đậm, vừa thơm ngon, hòa quyện với hương vị của nước súp và rau, giá, hẹ,… Để tăng thêm độ ngon cho món bún gỏi dà, bạn nên thêm một ít chanh, ớt.
8. Bún vịt nấu tiêu
Bún vịt nấu tiêu hay còn gọi là bún tiêu vịt, là một món ăn do người Hoa đem tới Việt Nam. Sau này, người Sóc Trăng đã dung hòa lại các gia vị trong món bún vịt để phù hợp hơn với khẩu vị người Việt mà vẫn giữ được hương vị đặc trưng của món ăn.
9. Bê thui Sóc Trăng
Bê thui còn được người dân Sóc Trăng gọi với cái tên dân dã là bò giá tréo hay bò tái mướt. Sau khi thịt bò được làm sạch, để nguyên con và lấy một thanh sắt xiên dọc theo thân mình rồi đem gác lên giá đỡ hình chữ X đóng tréo xuống đất, phía dưới có lò than hồng để nướng bò cho thịt vừa chín tái. Khi ăn, thịt được cuốn với bánh tráng, bún, rau sống, chuối chát, khế và chấm với nước mắm nêm có ít mè.
10. Hủ tiếu xương
Hủ tiếu là món ăn quen thuộc với người Việt Nam, nhất là người dân Nam Bộ. Từ hủ tiếu, người đầu bếp có thể chế biến thành nhiều món như: hủ tiếu xào, hủ tiếu cá, hủ tiếu mì… trong số đó phải nhắc đến hương vị đậm đà, hấp dẫn từ hủ tiếu xương. Có dịp về Sóc Trăng, bạn cũng nên thử qua món hủ tiếu xương huyền thoại. Điểm nhấn của món ăn này là phần nước lèo được nấu từ xương gà hoặc xương heo giúp vị nước thanh và ngọt hơn, nguyên liệu nấu kèm khá đơn giản và dễ tìm như xương heo, gan, cật heo, hủ tiếu, giá hẹ và gia vị. Khi ăn, muốn tăng thêm vị đậm đà hấp dẫn nên thêm chanh, ớt và một ít xì dầu (hoặc nước tương) vào tô hủ tiếu.
11. Xá bấu Vĩnh Châu
Xá bấu hay còn gọi là củ cải muối ở huyện Vĩnh Châu - Sóc Trăng. Xá bấu vốn là món ăn quen thuộc của người Hoa. Cách chế biến xá bấu ngọt cũng đơn giản, người dân nơi đây lựa những củ cải trắng tròn dài đều, đem cắt thành miếng vừa ăn và chẻ mỏng đều lại theo sợi dài, ướp muối và phơi nắng. Sau đó đem trộn với đường cát, theo tỷ lệ thích hợp, ủ lại vài ngày cho đường ngấm vào từng sợi xá bấu. Bên cạnh đó, để tăng hương vị cho xá bấu ngọt, người dân còn có thể ướp thêm một số loại như củ gừng, củ riềng, giấm, tỏi, ớt hoặc xì dầu… Xá bấu thường được dùng làm món ăn kèm với cháo trắng hay cơm cũng đều ngon.
12. Khô trâu Thạnh Trị
Khô trâu được chế biến cũng giống như khô bò. Để cho miếng khô trâu thơm ngon và mùi vị hấp dẫn, người ta phải chọn cho được thịt đùi, đùi sau càng tốt, rồi lóc bỏ hết gân trước khi đem xắt thành lát nguyên vẹn, rồi ướp gia vị gồm sả bằm, muối, tỏi, ớt… khoảng nửa ngày cho ngấm. Sau đó, mang đi phơi nắng hoặc sấy trong lò. Với món khô trâu này, bạn có thể xé nhỏ chúng và vắt tí chanh vào là có thể nhâm nhi.
iVIVU.com gợi ý một số tour miền Tây - Sóc Trăng:
Tour Miền Tây 2N1Đ: Cần Thơ - Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau
Tour Miền Tây 4N3Đ: Cần Thơ - Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau
Tour Miền Tây 1N: Cần Thơ - Sóc Trăng - Bạc Liêu