Trong thế giới các loài chim họ Chào mào (Pycnonotidae) gồm những loài chim kích cỡ trung bình, ngoại hình đẹp, hót hay. Nhiều loài trong số chúng có mào lông đặc trưng trên đầu.
Bên cạnh loài chim chào mào quen thuộc, ở Việt Nam còn có nhiều loài chào mào “lạ” như chào mào vàng mào đen, chào mào mỏ lớn, chào mào khoang cổ…
Ảnh: eBird.
Chào mào (Pycnonotus jocosus) dài 18-20 cm, là loài định cư, phổ biến trong cả nước. Sinh cảnh của loài chim chào mào điển hỉnh này là rừng thứ sinh, cây bụi, đất nông nghiệp, vườn, làng mạc, đô thị.
Bông lau ngực nâu (Pycnonotus xanthorrhous) dài 19-20 cm, là loài định cư, phổ biến tại Tây Bắc (ghi nhận nhiều tại VQG Hoàng Liên Sa Pa). Loài chim thuộc họ Chào mào này sống ở rừng thứ sinh, cây bụi, trảng cỏ, phân bố từ độ cao 1.020 - 2.300 mét.
Bông lau tai trắng (Pycnonotus aurigaster) dài 19-21 cm, là loài định cư., tương đối phổ biến trong cả nước. Sinh cảnh của loài này là rừng thứ sinh, nơi canh tác, cây bụi, trảng cỏ.
Bông lau Trung Quốc (Pycnonotus sinensis) dài 19-20 cm, là loài định cư, dtpb tại Đông Bắc, di cư xuống Bắc và Trung Trung Bộ vào mùa đông (VQG Cát Bà, Bái Tử Long, Xuân Thủy, Cúc Phương). Chúng sống ở rừng thứ sinh, rừng ngập mặn, cây bụi, đất trồng trọt, chủ ở ở vùng đất thấp.
Bông lau họng vạch (Pycnonotus finlaysoni) dài 19020 cm, là loài định cư, phổ biến trong cả nước (VQG Cúc Phương, Vũ Quang, Bạch Mã, Cát Tiên, Côn Đảo, Phú Quốc). Môi trường sống của chúng là rừng thứ sinh, cây bụi, bìa rừng, khu vực trống trải trong rừng thường xanh.
Bông lau vàng (Pycnonotus flavescens) dài 21-22 cm, là loài định cư, tương đối phổ biến tại Tâ Bắc, Đông Bắc, phổ biến tại Trung và Nam Trung Bộ (VQG Chư Yang Sin, Bidoup Núi Bà, khu vực Đà Lạt). Chúng sống ở các khu vực trống trải bên trong rừng thường xanh, rừng thứ sinh, bìa rừng, cây bụi và cỏ sậy, độ cao 900-2.600 mét.
Bông lau mày trắng (Pycnonotus goiavier) dài 20-21 cm, là loài định cư, phổ biến tại Nam Bộ (VQG Phú Quốc). Sinh cảnh của chúng là rừng ngập mặn, cây bụi, khu vực trồng trọt, chủ yếu ở vùng đất thấp.
Bông lau tai vằn (Pycnonotus blanfordi) dài 18-20 cm, là loài định cư, phổ biến từ Trung Trung Bộ đến Nam Bộ (VQG Cát Tiên, Tràm Chim, khu BTTN Vĩnh Cửu, sân chim Cà Mau). Chúng sống ở các khu vực bán hoang mạc, cây bụi, khu trồng trọt, vườn, thành thị, rừng khộp hỗn giao.
Chào mào vạch (Pycnonotus striatus) dài 22-23 cm, là loài định cư tương đối hiếm tại Tây Bắc. Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh, rừng thứ sinh, bìa rừng, độ cao 1.200-2.900 mét.
Chào mào vàng đầu đen (Pycnonotus atriceps) dài 18-19 cm, là loài định cư tương đối phổ biến tại Trung, Nam Trung Bộ và Nam Bộ (VQG Cát Tiên, Chư Yang Sin). Môi trường sống của chúng là rừng lá rộng thường xanh, rừng hỗn giao, rừng thứ sinh, bìa rừng, thường gặp ở vùng đất thấp.
Chào mào vàng mào đen (Pycnonotus melanicterus) dài 18-20 cm, là loài định cư phổ biến trong cả nước (VQG Cúc phương, Bạch Mã, Cát Tiên, Chư Yang Sin, khu vực Tà Nung, Đà Lạt). Chúng được ghi nhận ở rừng lá rộng thường xanh, rừng hỗn giao, rừng thứ sinh, bìa rừng.
Chào mào mỏ lớn (Spizixos canifrons) dài 21-22 cm, là loài định cư không phổ biến tại Tây Bắc (VQG Hoàng Liên Sa Pa). Sinh cảnh của loài chim này là rừng thứ sinh, cây bụi và trảng cỏ.
Chào mào khoang cổ (Spizixos semitorques) dài 22-23 cm, là loài định cư, tương đối phổ biến tại Tây Bắc và Đông Bắc (VQG Hoàng Liên Sa Pa, các khu BTTN Quản Bạ, Du Già, Tây Côn Lĩnh). Chúng sống ở rừng thứ sinh, khu vực nhiều cây bụi.
Cành cạch lớn (Alophoixus pallidus) dài 20-25 cm, lf loài định cư phổ biến từ Bắc Bộ đến Nam Trung Bộ (VQG Tam Đảo, Cúc Phương, Vũ Quang, Bạch Mã, khu BTTN Đăkrông). Loài này sống chủ yếu ở rừng lá rộng thường xanh.
Cành cạch bụng hung (Alophoixus ochraceus) dài 19-22 cm, là loài định cư, phổ biến tại Nam Trung Bộ và Nam Bộ (ghi nhận nhiều tại VQG Cát Tiên, Chư Yang Sin, Phú Quốc). Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh.
Cành cạch nhỏ (Iole propinqua) dài 17=19 cm, là loài định cư, tương đối phổ biến trong cả nước (VQG Tam Đảo, Cúc Phương, Bạch Mã, Cát Tiên). Sinh cảnh của chúng là rừng thường xanh, rừng thứ sinh, bìa rừng.
Cành cạch núi (Ixos mcclellandii) dài 21-24 cm, là loài định cư, tương đối phổ biến tại Tây Bắc, Đông Bắc và Trung Bộ (VQG Bạch Mã, Chư Yang Sin, Bidoup Núi Bà, khu vực Đà Lạt). Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh, độ cao 800-2.600 mét.
Cành cạch xám (Hemixos flavala) dài 20-21 cm, là loài định cư, tương đối phổ biến tại Tây Bắc và Trung Bộ (VQG Chư Yang Sin, Bidoup Núi Bà). Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh.
Cành cạch hung (Hemixos castanonotus) dài 20-22 cm, là loài định cư không phổ biến tại Đông Bắc (VQG Tam Đảo). Chúng sống ở rừng thường xanh, rừng thứ sinh, bìa rừng.
Cành cạch đen (Hypsipetes leucocephalus) dài 23-27 cm, là loài định cư tương đối phổ biến trong cả nước (trừ Nam Bộ), trú đông không phổ biến tại Tây Bắc, Đông Bắc và Nam Bộ. Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh từ độ cao 500-3.000 mét, di chuyển xuống 120 mét trong mùa đông.
Theo TRI THỨC & CUỘC SỐNG
Tags: Thiên nhiên, Động vật, Chim