Băng phiến, hay còn được biết đến với cái tên long não là chế phẩm được nhiều người ưa dùng bởi khả năng đuổi côn trùng hiệu quả. Nhiều người lo ngại liệu ngửi mùi băng phiến có độc không? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu giải đáp thắc mắc qua bài viết dưới đây nhé!
Băng phiến là gì? Có những dạng băng phiến nào?
Băng phiến, thường được gọi là long não, là một chất rắn kết tinh có màu trắng, vị đắng và mùi hăng nồng vô cùng đặc trưng. Điểm đặc biệt của băng phiến là tính đa dạng và khả năng ứng dụng rất cao trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống thường ngày. Người dùng có sự lựa chọn giữa băng phiến tự nhiên và băng phiến nhân tạo, tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích cụ thể:
- Băng phiến tự nhiên: Loại này được chiết xuất từ nhựa cây long não, cây đại bi hay từ nhựa thông. Băng phiến tự nhiên chỉ được ứng dụng trong lĩnh vực y học với khả năng sát trùng, kích thích tim mạch hay gây tê.
- Băng phiến nhân tạo: Được sản xuất từ Naphthalene có nguồn gốc từ đá hay dầu hỏa, băng phiến nhân tạo thường được ép sẵn thành những viên nhỏ màu trắng dưới dạng đóng gói sẵn. Nhờ vào giá thành rẻ, băng phiến nhân tạo được ứng dụng rộng rãi trong việc xua đuổi các loại côn trùng gây hại, gián hoặc chuột. Tuy nhiên, cũng bởi tính chất độc hại của nó, nhiều người lo ngại rằng ngửi mùi băng phiến có độc không.
Ngửi mùi băng phiến có độc không?
Do được cấu thành bởi các chất hóa học nguồn gốc từ dầu hỏa, băng phiến nhân tạo rất độc đối với sức khỏe. Ăn trực tiếp băng phiến có thể gây ngộ độc cấp tính. Do đó, cần đặc biệt lưu ý bảo quản băng phiến khi nhà có trẻ nhỏ dưới 5 tuổi để tránh tình trạng ngộ độc. Ngoài ra, nhiều người cũng thắc mắc liệu ngửi mùi băng phiến có độc không.
Cơ thể trẻ nhỏ vốn nhạy cảm với các chất lạ bên ngoài môi trường. Việc mặc các bộ quần áo ám mùi băng phiến cũng tiềm ẩn các nguy cơ ngộ độc cho trẻ. Không chỉ vậy, băng phiến trên quần áo có khả năng hấp thụ từ từ qua da của trẻ. Cả hai điều trên sẽ dẫn đến tình trạng ngộ độc băng phiến mãn tính.
Tình trạng ngộ độc băng phiến có thể biểu hiện thành các triệu chứng khác nhau phụ thuộc vào liều lượng đã dung nạp hay thời gian cơ thể tiếp xúc với băng phiến. Vì vậy, cần lưu ý các dấu hiệu của cơ thể để tránh tình trạng ngộ độc.
Ngộ độc băng phiến được phân ra thành 2 dạng chính với các biến chứng khác nhau:
- Ngộ độc cấp tính: Người bệnh khi nuốt phải băng phiến sẽ có các biểu hiện như buồn nôn, bồn chồn, đau đầu, nước tiểu sậm màu, vàng da thậm chí co giật hay hôn mê. Biến chứng thường gặp khi ngộ độc cấp tính là tổn thương thần kinh, hoại tử gan hay gây nên tình trạng thiếu máu do vỡ hồng cầu (đặc biệt nặng ở trẻ nhỏ).
- Ngộ độc mạn tính: Tuy không có những biểu hiện cấp tính như ngộ độc cấp, ngộ độc mãn tính băng phiến gây ra những biến chứng nguy hiểm hơn như viêm hô hấp mãn tính, tiêu chảy kéo dài hay tổn thương võng mạc, đục thủy tinh thể.
Xử trí khi ngộ độc băng phiến
Ngộ độc băng phiến, dù là tình huống khá hiếm hoi, nhưng cần phải được xử trí một cách nhanh chóng và hiệu quả để tránh các tác động có thể nguy hiểm. Dưới đây là hướng dẫn về cách xử trí ngộ độc băng phiến ở tại nhà, trước khi đưa bệnh nhân đến bệnh viện.
Nếu người bệnh nuốt phải băng phiến, hãy nhanh chóng rửa thật sạch hóa chất trên miệng của họ. Trong trường hợp băng phiến tiếp xúc trực tiếp với mắt, bạn cần phải rửa mắt bằng nước sạch liên tục trong vòng 15 - 20 phút để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn hóa chất tồn đọng.
Lưu ý rằng việc xử trí ngộ độc băng phiến cần phải được thực hiện cẩn thận và nhanh chóng để giảm thiểu tác động có thể gây nguy hiểm đối với sức khỏe. Sau khi thực hiện các biện pháp sơ cấp cứu, hãy nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện để có hướng xử trí tiếp theo phù hợp. Hầu hết các trường hợp ngộ độc băng phiến nếu được xử lí kịp thời và sơ cứu ban đầu đúng cách không gây đe dọa tính mạng.
Các sản phẩm đuổi côn trùng an toàn hơn băng phiến
Băng phiến tuy đem lại nhiều công dụng trong việc đuổi côn trùng nhưng vẫn tồn tại nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Thay vì loay hoay với vấn đề ngửi băng phiến có độc không, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn những cách thức tiêu diệt côn trùng gây hại, gián, chuột khác vừa đảm bảo an toàn mà vẫn mang lại hiệu quả.
- Dùng hành tây: Bạn có thể áp dụng cách này bằng hình thức cắt vài lát hành tây để vào dĩa nhỏ đặt dưới chân tủ hoặc buộc ở đầu tủ.
- Dùng phèn chua: Phèn chua cũng tuy không mùi với con người nhưng là kẻ thù của côn trùng, gián và chuột.
- Dùng các loại tinh dầu xua đuổi côn trùng: Các loại tinh dầu, đặc biệt là tinh dầu tràm trà vừa đem lại hương thơm thanh mát cho căn phòng vừa là cách đuổi côn trùng, gián, chuột hiệu quả.
Tóm lại, băng phiến hay long não có nhiều tác dụng trong đời sống như khử mùi và xua đuổi côn trùng. Tuy nhiên, ngửi mùi băng phiến có độc không vẫn là quan ngại của nhiều người bởi các độc tính có thể có. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng các sản phẩm đuổi gián khác thân thiện hơn nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe của cả gia đình.
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất giúp bạn giải đáp thắc mắc liệu ngửi mùi băng phiến có độc không. Theo dõi thêm các bài viết mới của Nhà thuốc Long Châu để trang bị thêm kiến thức bổ ích cho sức khỏe của bạn và gia đình nhé!
Xem thêm:
- Nhựa đào có độc hay không?
- Gừng mọc mầm có ăn được không?
- Chè vằng có tác dụng gì đối với sức khỏe