Hiện nay, Bồ câu vua là một trong những giống bồ câu khá phổ biến tại nước ta. là một giống chim bồ câu được phát triển qua nhiều năm nhân giống chọn lọc từ giống Hà lan, Anh và Mỹ Cũng giống như bồ câu Pháp hay các loại bồ câu nhà khác, bồ câu vua cũng là một trong những loại bồ câu lấy thịt.
Vậy ở giống bồ câu vua này có đặc điểm gì nổi trội hơn những loại bồ câu khác hay không? Cùng tìm hiểu những đặc điểm của giống bồ câu này và cách nuôi bồ câu thả rong xem có gì đặc biệt hơn không nhé.
Đây là một giống bồ câu nhà có ngoại hình rất to lớn chuyên dùng để lấy thịt, cùng tìm hiểu về nguồn gốc và những đặc điểm của chúng.
Sơ lược về nguồn gốc của bồ câu vua
Ngoài cái tên bồ câu vua, chúng còn được biết với cái tên khác là bồ câu hoàng đế hay là bồ câu King, tên tiếng Anh là Giant Runt. Đây là một giống bồ câu nhà có nguồn gốc từ bang New Jersey - Hoa Kỳ. Qua sự lai tạo từ các loại bồ câu như: Homer, bồ câu đá Columba Livia, loài bồ câu Mã Nhi Đắc và giống bồ câu Runt. Vào năm 1890, chúng được gây giống thành công lần đầu tiên và sau này hình thành nên một giống bồ câu mới cho năng suất thịt khá cao.
Đặc điểm của bồ câu vua
Loại bồ câu này có ngoại hình lớn với trọng lượng của bồ câu đực đạt khoảng 1kg - 1,2kg khi trưởng thành, con mái thì khoảng 900 gram - 1,1kg. Chúng có phần ngực rộng và nở tuy nhiên thoạt nhìn qua không phải là mập. Tuy sở hữu ngoại hình lớn nhưng thực chất trông chúng lại khá gọn gàng. Bồ câu vua có phần đầu to và có hình bầu dục. Hộp sọ phía sau phát triển hình thành dạng dài.
Chúng có màu lông chủ đạo là màu trắng, ngoài ra còn có các màu khác như: bạc, đen thuần, xanh lam, dây đồng xám, màu đen trắng lẫn lộn. Một cặp chim mỗi năm sẽ sinh sản được từ 6 - 8 lứa chim con, sau 4 tuần thì cân nặng của bồ câu vừa từ 600 - 800 gram/ con.
Ngoài để nuôi lấy thịt thì giống bồ câu vua còn có thể nuôi làm thú cưng hoặc làm bồ câu cảnh. Bởi vì bản tính của chúng khá điềm tĩnh, và có ngoại hình tương đối đẹp. Nhiều người suy nghĩ rằng bồ câu hoàng đế không thích tiếp xúc quá gần, nhưng thực chất có thể chúng không hề sợ bạn chút nào và bạn có thể huấn luyện chúng.
Các loại bồ câu thịt
Cách chăm sóc chim bồ câu vua thuần chủng
Bồ câu King này có những tập tính khá giống với bồ câu pháp, vậy cách nuôi bồ câu vua có gì khác với kỹ thuật nuôi bồ câu pháp sinh sản hay không?
Chọn khu chăn nuôi bồ câu
Việc chọn nơi chăn nuôi bồ câu hoàng đế cũng không có gì quá cầu kỳ, nơi nào có ánh sáng nhưng vẫn đảm bảo có bóng râm. Tốt nhất là tránh xa những nơi có mèo, chuột, chó,… Và tốt nhất là chọn nơi yên tĩnh để cho quá trình sinh sản của chúng được diễn ra suông sẻ hơn. Nếu như bà con nuôi số lượng ít có thể để nơi nơi góc vườn, lang cang, dọc lối đi,… đảm bảo đủ ánh sáng và thoáng mát.
Hiện nay có nhiều loại chuồng bồ câu được rao bán rộng rãi trên thị trường với nhiều loại chất liệu khác nhau. Bà con có thể chọn mua cho phù hợp với túi tiền của mình như lồng nuôi chim với số lượng ít hoặc chuồng nuôi 2 tầng,…
Chọn bồ câu vua để nuôi
Bà con có thể chọn những cặp chim đang vào độ tuổi sinh sản hoặc chim bồ câu ra ràng về nuôi ngay từ đầu. Và dĩ nhiên mức giá của chúng sẽ chênh lệch khác nhau tùy độ tuổi.
- Với những cặp chim bồ câu trưởng thành, hãy chú ý đến độ tuổi sinh sản của chúng. Tránh cho việc mua nhầm cặp chim đã sắp đến thời kỳ giảm đẻ.
- Còn nếu như mua chim bồ câu còn nhỏ, nên chọn 1 chim trống và 1 chim mái có ngoại hình khỏe mạnh, nhanh nhẹn. Con trống có khả năng gù mái tốt; con mái có xương chậu rộng, ngoại hình thon gọn thanh thoát.
Nên đến những cơ sở bán con giống uy tín để tìm mua được con giống tốt nhất.
Giống bồ câu nhà
Dinh dưỡng cho chim bồ câu vua
Loại thức ăn cần thiết
Thức ăn phổ biến của chim bồ câu là những loại hạt ngũ cốc, đậu, hay thức ăn làm sẵn chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất.
- Các loại hạt ngũ cốc là: thóc lúa, bắp, lúa mạch,… hoặc có thể thay thế bằng thức ăn trộn sẵn.
- Các loại đậu bao gồm: đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ,… nhưng với đậu nành chứa nhiều chất béo nên bà con không cho chúng ăn nhiều. Đồng thời sàng lọc lại các loại đậu, loại bỏ những hạt quá cứng hay quá to.
- Những loại hạt khác có thể cho chim ăn: hạt mè, hạt hỏa ma nhân, đậu phộng,… Với loại hạt hỏa ma nhân chỉ nên cho ăn lượng vừa phải để tăng sự mượt mà của bộ lông chim bồ câu. Nếu ăn quá nhiều có thể khiến cho chim đi ngoài phân sống.
- Các loại vitamin - khoáng chất: cần cung cấp đầy đủ. Có thể dùng các loại vỏ trứng, xương, muối, than củi,… nghiền nhuyễn và ép thành viên nhỏ cho chim ăn để bổ sung khoáng chất.
Cách trộn thức ăn cho bồ câu vua
Đối với bồ câu trưởng thành, bà con có thể tham khảo công thức sau: 8 phần ngũ cốc + 2 phần đậu. Bổ trợ thêm các loại khoáng chất và sỏi nhỏ để hỗ trợ tiêu hóa cho chúng.
Con bồ câu vua
Khi bước vào giai đoạn sinh sản thì cần phải có chế độ ăn khác. Phải bổ sung thêm nhiều chất đạm cho chim mái như tăng thêm bột cá hay bột thịt vào khẩu phần ăn hằng ngày.
Tham khảo bảng phối trộn thức ăn sau:
Loại thức ăn
Phần trăm khẩu phần (%)
Bắp
35
Đậu ván
26
Hạt tiểu mạch
12
Cao lương
12
Đậu xanh
6
Hỏa ma nhân
3
Thóc
6
Tỷ lệ phối trộn chất khoáng cho chim bồ câu:
Loại thức ăn
Phần trăm cần thiết (%)
Đất đỏ/ đất sét vàng
35
Vỏ sò/ vỏ hến
40
Bột thạch cao
5
Bột xương
5
Than đước
10
Muối
5
Phòng bệnh cho chim bồ câu vua
- Phòng bệnh là nguyên tắc cơ bản để giúp cho đàn bồ câu không mắc phải các bệnh lây nhiễm nguy hiểm. Chủ yếu là phải dọn dẹp, khử trùng chuồng trại thường xuyên để loại bỏ các mầm bệnh.
- Bổ sung thức ăn đầy đủ ở các giai đoạn khác nhau, nhất là khi chúng bước vào giai đoạn sinh sản.
- Tham khảo lịch tiêm vacxin phòng bệnh cho toàn bộ đàn bồ câu.
- Hạn chế tối đa sự tiếp xúc giữa chim bồ câu với các loại chim hoang dã khác.
Giống bồ câu vua
Bồ câu vua cũng là một loại chim nuôi khá đơn giản. Chúng có đầy đủ tố chất của một giống vật nuôi nhà mang lại lợi nhuận cao cho người nuôi.