Bánh mì sandwich là loại bánh mì phổ biến, dễ ăn và kết hợp được với nhiều thực phẩm khác. Cách làm bánh mì sandwich cũng vô cùng dễ làm, chỉ với nhau thao tác đơn giản bạn đã có thể tạo ra những chiếc bánh thơm ngon. Anh Quang Shop sẽ chia sẻ chi tiết các bước làm loại bánh này để mọi người cùng thực hiện nhé!
Làm bánh mì sandwich tại nhà có được không?
Bánh mì sandwich hay bánh mì gối là loại bánh quen thuộc với các gia đình Việt. Bánh được tạo hình chữ nhật như chiếc gối ngày xưa với hương vị thơm ngon, bông mềm. Thường được cắt thành những lát nhỏ và thưởng thức.
Chúng ta có thể mua bánh mì sandwich tại các cửa hàng tạp hóa, siêu thị hay tiệm bánh mì. Tuy nhiên, nếu bạn muốn thử sức làm bánh bánh mì gối thì bạn hoàn toàn có thể tạo ra loại bánh này tại nhà bằng những thao tác đơn giản. Chỉ cần chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, dụng cụ và thực hiện theo đúng hướng dẫn sau đây, chắc chắn bạn sẽ thành công ngay từ lần đầu tiên.
Cách làm bánh mì sandwich nhanh chóng tại nhà
Một vài lát bánh mì mỏng đã có thể giúp bạn và gia đình có bữa ăn sáng nhanh gọn và đầy đủ dinh dưỡng. Bắt tay vào thực hiện món bánh này ngay bạn nhé!
1. Nguyên liệu làm bánh
Làm bánh mì sandwich không khó nhưng quan trọng hơn hết là bạn cần chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu cấu thành nên bánh. Để tạo ra những chiếc bánh xinh xắn và thơm ngon cần những nguyên liệu làm bánh sau đây:
- Bột bánh mì (bột số 13): 290 gr
- Men instant: 5 gr
- Bơ: 45 gr
- Sữa tươi: 90 gr
- Nước: 85 gr
- Đường: 30 gr
- Muối: 5 gr
2. Dụng cụ làm bánh
Ngoài nguyên liệu chế biến thì dụng cụ làm bánh cũng vô cùng quan trọn. Chúng hỗ trợ quá trình làm bánh diễn ra nhanh chóng, không bị gián đoạn. Những dụng cụ làm bánh cần thiết để làm bánh mì sandwich như:
- Bát tô.
- Dụng cụ khuấy bột.
- Khuôn làm bánh.
- Là nướng.
3. Các bước làm chi tiết
Không quá khó để tạo ra một chiếc bánh mì gối sandwich nhưng nếu không cẩn thận, tỉ mỉ và tuân thủ công thức tiêu chuẩn, thì có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng bánh. Thành phẩm cuối cùng sẽ không thơm, bông xốp, mêm mại. Tham khảo ngay công thức đơn giản mà chúng tôi chia sẻ sau đây.
Bước 1: Kích men nở
Bạn lấy một chiếc bát tô sạch, sau đó cho vào tô 85gr nước lọc, 90gr sữa tươi, 5gr men instant. Tiến hành khuấy cho hỗn hợp hòa quyện với nhau. Khoảng 10 phút sau khi kích men, thấy men nở thành mảng như gạch cua thì chứng tỏ quá trình kích men thành công.
Sau đó, thêm vào hỗn hợp vừa tạo 30gr đường và 5gr muối rồi tiếp tục khuấy cho nước và đường tan ra.
Lưu ý: Để tránh làm men nở bị chết khiến bánh không phồng được, bạn nên bảo quản men mới mua về ở nhiệt độ phòng mát mẻ, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Sau khi bóc gói men nở, phần còn lại nên được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Bước 2: Trộn bột bánh
Thêm 290g bột bánh mì vào tô men vừa trộn, rồi tiếp tục trộn đều để tô men kết dính lại với nhau. Sau khi tạo được thành 1 khối bột, bạn dùng màng bọc thực phẩm phủ kín bề mặt tô và để bột nghỉ trong 15 phút.
Bước 3: Nhào và ủ bột bánh
Sau thời gian bột nghỉ, lấy khối bột ra và thêm vào đó 45gr bơ rồi nhào khoảng 5-6 phút.
Sau khi bơ đã được hòa trộn với khối bột, bạn tiến hành nhào bột theo kỹ thuật Folding and Strectching. Đầu tiên, bạn sẽ gấp bột lại rồi dùng mu bàn tay ấn, miết và đẩy bột ra xa. Xoay khối bột 90 độ rồi tiếp tục lặp lại hai kỹ thuật trên.
Bạn nhào đến khi khối bột mịn, dẻo, có độ đàn hổi không dính tay thì sẽ đậy kín bột và ủ tiếp trong 50 - 60 phút đến cho bột nở. Sau thời gian ủ, ấn tay sâu vào khối bột, nếu vẫn giữ nguyên vết lõm là được.
Bước 4: Tạo hình bánh
Chia bột thành 2 phần bằng nhau, vê tròn rồi đậy kín khối bột và để bột nghỉ trong khoảng 15 phút.
Hết 15 phút, cán bột thành từng phần mỏng và dài, sau đó gấp 2 mép bên lại rồi cuộn tròn.
Cho khối bột vào khuôn, đè xuống để mặt khối bột tạo thành hình mặt phẳng rồi ủ bột thêm khoảng 1 tiếng.
Bước 5: Nướng bánh
Có thể dùng nồi chiên không dầu hoặc lò nướng để nướng bánh. Trước hết, cần làm nóng lò ở nhiệt độ 180 độ C trong 15 - 20 phút.
Phủ 1 lớp giấy bạc lên khuôn rồi nướng bánh khoảng 28-30 phút ở nhiệt độ 170-180 độ C.
Sau khi nước xong, bạn lấy khuôn bánh ra khỏi lò, đập khuôn xuống mặt bàn 2-3 lần rồi lấy bánh ra và để nguội.
Các cách thưởng thức bánh mì sandwich chuẩn vị
Bánh mì sandwich là món rất dễ làm và tiện lợi, bạn có thể dễ dàng kết hơp bánh mì với những nguyên liệu khác để tạo ra món ăn hấp dẫn, chống ngán cho cả nhà. Bằng sự kết hợp này, bạn sẽ mang đến cho gia đình bữa sáng đầy đủ dinh dưỡng và giàu năng lượng.
- Sandwich trứng: Cắt bánh mì sandwich thành những miếng dày, chiên chín tôm và trứng. Trộn tương ớt và sốt mayonnaise phết lên mặt bánh, thêm trứng, tôm, xà lách, cà chua để thưởng thức.
- Sandwich cá ngừ: Bánh có vị cá ngừ đặc trưng, kết hợp cùng với vị sốt mayonnaise béo ngậy và vị tươi của xà lách và dưa leo chắc chắn là một sự lựa chọn hoàn hảo.
- Sandwich phô mai: Kẹp phô mai vào giữa bánh sandwich rồi lăn chúng qua sữa, trứng rồi tới bột chiên xù. Đem chiên vàng đều các mặt là có thể thưởng thức. Bánh có vỏ ngoài giòn tan và vị béo ngậy của phô mai bên trong.
- Sandwich nướng tôm: Băm nhỏ tôm trộn chung với giò sống, cho thêm củ năng băm nhỏ, ngò rí, muối, tiêu. Phết một lớp trứng lên mặt bánh mì, bỏ hỗn hợp vừa trộn lên rồi mang đi chiên hoặc nướng.
- Sandwich bơ: Làm nóng bánh mì lên rồi ốp la trứng, bơ dằm nhuyễn rồi thêm chút muối, tiêu và nước cốt chanh. Phết hỗn hợp bơ lên mặt bánh rồi đặt trứng ốp la lên trên là có thể thưởng thức.
- Sandwich chiên giòn nhân sốt táo: Bánh có vẻ ngoài đẹp mắt tỏa hương thơm nhè nhẹ của sốt táo. Vỏ bánh giòn tan hoàn quyện với vị ngọt của nhân sốt táo rất hấp dẫn.
- Sandwich sốt kem trái cây: Bánh kẹp kem thơm béo mềm mịn hòa với vị thanh mát của các loại trái cây chắc chắn sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo của những người yêu đồ ngọt.
Bánh mì sandwich để được bao lâu?
Bánh mì sandwich có thành phần từ bột mì và men nở nên thời gian bảo quản khá ngắn. Với phiên bản nhà làm không sử dụng chất bảo quản thì thời gian này còn ngắn hơn. Thời hạn của bánh mì sandwich phụ thuộc vào loại bánh, chất lượng hay cách bảo quản.
- Bánh mì sandwich công nghiệp có thể bảo quản trong 7 ngày ở nhiệt độ phòng mà vẫn giữ được độ tươi nhờ chứa các chất bảo quản như: Canxi propionate, natri benzoate, kali sorbate và axit sorbic,
- Bánh mì tự làm không có chất bảo quản, không thể ngăn ngừa nấm mốc nên chỉ có thể bảo quản từ 3-4 ngày ở nhiệt độ thường.
Ngoài ra, nếu bạn muốn bảo quản bánh mì lâu hơn thì có thể bọc kín bằng túi nilon hoặc túi zipper và bảo quản trong tủ lạnh. Bảo quản bánh mì trong ngăn đá tủ lạnh có thể giữ được độ tươi của bánh lên đến 6 tháng. Khi ăn, bạn chỉ cần rã đông và hâm nóng bằng lò nướng là đã có thể thưởng thức. Không nên cho bánh mì vào ngăn mát vì dễ làm bánh khô và nhanh hỏng hơn
Anh Quang Shop vừa chia sẻ với bạn cách làm bánh mì sandwich đơn giản tại nhà. Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi đã giúp bạn có thêm thông tin hữu ích để thực hiện mẻ thành công mẻ bánh mì của mình ngay từ lần đầu tiên.