Văn nghị luận là một trong những nội dung quan trọng trong chương trình Ngữ văn nói chung cũng như các đề thi vào lớp 10, thi tốt nghiệp THPT. Chính vì vậy việc nắm được các bước viết đoạn văn nghị luận cũng như cấu trúc đoạn văn nghị luận xã hội sẽ là những kiến thức quan trọng giúp các em đạt điểm tối đa khi làm bài thi. Sau đây là tổng hợp kiến thức về cách viết đoạn văn nghị luận văn học, các bước viết đoạn văn nghị luận xã hội, cách viết đoạn văn nghị luận xã hội lớp 9... Mời các em cùng tham khảo.
1. Sơ đồ cấu trúc đoạn văn nghị luận xã hội
2. Cách viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ
1: Nêu vấn đề (câu mở đoạn)
- Dẫn dắt - giới thiệu vấn đề: Dẫn dắt từ câu nói hoặc trực tiếp nêu ngay vào đề tài yêu cầu. (thông thường là vấn đề đã cho trong nội dung phần Đọc hiểu).
- Đánh giá khái quát vấn đề (tích cực, tiêu cực, ....)
2: Triển khai vấn đề (đưa ra suy nghĩ - cách hiểu của em về đề tài nghị luận)
- Giải thích các khái niệm liên quan.
- Bàn luận về vấn đề: biểu hiện; tác dụng, ý nghĩa; phản đề hoặc mở rộng vấn đề dựa trên quan điểm cá nhân.
+ Đặt ra các câu hỏi vì sao, tại sao. Sau đó bình luận, chứng minh từng ý lớn, ý nhỏ, sắp xếp luận cứ một cách rõ ràng.
+ Lựa chọn dẫn chứng phù hợp, tiêu biểu, ngắn gọn, chính xác.
- Rút ra bài học cho bản thân hoặc liên hệ tới các hiện tượng tác động trực tiếp hoặc tương tự với đề tài.
3: Kết thúc vấn đề (tổng kết lại vấn đề)
+ Khẳng định ý nghĩa và tính thời sự của hiện tượng.
3. Dàn ý đoạn văn nghị luận xã hội 150 chữ
Câu mở đoạn: Chỉ được dùng 01 câu (Câu tổng - chứa đựng thông tin của đề thi yêu cầu. Câu này mang tính khái quát cao)
Xây dựng thân đoạn
Phải giải thích các cụm từ khóa, giải thích cả câu (cần ngắn gọn, đơn giản)
Bàn luận:
+ Đặt ra các câu hỏi - vì sao - tại sao - sau đó bình luận, chứng minh từng ý lớn, ý nhỏ.
+ Đưa ra dẫn chứng phù hợp, ngắn gọn, chính xác (tuyệt đối không kể chuyện rông dài, tán gẫu, sáo rỗng)
+ Đưa ra phản đề - mở rộng vấn đề - đồng tình, không đồng tình.
Viết kết đoạn
- Viết kết đoạn thường kết lại bằng một danh ngôn hay câu nói nổi tiếng (Nếu được vậy, bài làm sẽ được giám khảo chú ý hơn khi chấm điểm)
Lưu ý: Đoạn văn là không được xuống dòng, không được viết như một bài văn thu nhỏ.
4. Sơ đồ cấu trúc đoạn văn 200 chữ nghị luận xã hội
5. Cấu trúc đoạn văn nghị luận xã hội
Đoạn nghị luận hiện tượng đời sống xã hội:
1. Mở đoạn:
- Giới thiệu luận điểm.
- Sử dụng 1 đến 2 câu văn để dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận.
2. Thân đoạn: Cần đảm bảo các nội dung sau:
- Nêu được thực trạng của vấn đề (có dẫn chứng, số liệu cụ thể)
- Nguyên nhân của vấn đề (Vận dụng kiến thức để giải thích rõ nguyên nhân của vấn đề).
- Hậu quả (hoặc kết quả) của vấn đề (kết hợp đưa dẫn chứng, số liệu để làm rõ hậu quả hoặc kết quả của vấn đề)
- Đưa ra các giải pháp để thực hiện vấn đề. Trình bày các biện pháp để khắc phục hạn chế hoặc phát huy mặt ưu điểm.
- Liên hệ bản thân, nêu lên những việc cần thiết bản thân cần thực hiện cũng như trách nhiệm của cộng đồng, của thế hệ trẻ hiện nay.
3. Kết đoạn: Sử dụng 1 câu văn để khẳng định tính đúng đắn, tầm quan trọng của vấn đề
Đoạn nghị luận vấn đề tư tưởng đạo lý:
1. Mở đoạn:
- Giới thiệu luận điểm.
- Sử dụng 1 đến 2 câu văn để dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận.
2. Thân đoạn
- Nêu khái niệm, giải thích rõ vấn đề cần nghị luận.
- Bàn luận giải quyết vấn đề. Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng , đạo lí cần bàn luận:
+ Biểu hiện của vấn đề trong cuộc sống.
+ Tại sao ta cần phải thực hiện đạo lý đó.
+ Chúng ta cần phải làm gì để thực hiện đạo lý đó.
- Bày tỏ quan điểm của người viết:
+ Đánh giá vấn đề: Nêu ý nghĩa của vấn đề, mức độ đúng - sai, đóng góp - hạn chế của vấn đề.
+ Từ sự đánh giá trên, rút ra bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong học tập, trong nhận thức cũng như trong tư tưởng, tình cảm...
+ Đề xuất phương châm đúng đắn...
3. Kết đoạn: Khẳng định vấn đề
- Khẳng định chung về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận ở thân bài (...)
- Lời nhắn gửi đến mọi người (...)
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Văn học - Tài liệu của HoaTieu.vn.