Lựu là loại quả vô cùng quen thuộc với chúng ta với hương vị thơm ngon, mọng nước và có vị ngọt. Lựu có giá trị dinh dưỡng cao, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, ví dụ như giúp hạ huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tốt cho sức khỏe sinh sản, ngăn ngừa quá trình lão hóa,…
Hoa lựu còn được thu hái để làm thuốc, có thể dùng tươi hoặc đem phơi khô. Hoa lựu có thể làm giảm những triệu chứng khó chịu ở mũi, khi gặp chấn thương nhẹ như chảy máu tay chân thì lấy hoa lựu thả vào chậu nước ấm rồi dùng để rửa vết thương. Hoa lựu cho vào bát nước ấm, áp sát mắt vào xông có thể giảm nhức mỏi mắt.
Theo Đông y, hoa lựu vị chua sáp, tính bình có công năng chủ trị các chứng bệnh về phổi, chảy máu cam, nôn ra máu, xuất huyết do trật đả, kinh nguyệt không đều, lỵ tật, bạch đới, viêm tai giữa, đau răng...
Không những cho quả ngọt và lấy hoa làm thuốc, bạn cũng có thể trồng lựu để làm cảnh.
Trồng cây lựu trước nhà con cháu không giàu cũng giỏi?
Trước đây, người ta thường trồng cây lựu với mục đích lấy quả ngọt và che bóng mát. Nhưng nhiều năm gần đây, nhiều người lại trồng cây lựu trong chậu hoặc trước nhà để làm cảnh bởi ý nghĩa phong thủy của nó.
Cây lựu là loại cây thân gỗ, cành rất dẻo và có nhiều nhánh nhỏ, chiều cao trung bình từ 2-8m. Cây lựu càng lớn thì nhánh sẽ mọc càng nhiều, tạo thành những bụi dày sum suê. Chính vì thế, cây lựu tượng trưng cho sự kiên cường và vững chãi.
Những quả lựu tròn trịa, có màu đỏ và căng mọng được xem là biểu tượng của sự may mắn, tài lộc trong cuộc sống. Trong quả lựu có rất nhiều hạt, số lượng hạt không đếm xuể nên mang lại may mắn về đường con cái cho gia đình.
Đặc biệt, hoa lựu có công dụng xua đuổi tà ma và những điều xui xẻo trong cuộc sống, giúp mang đến một cuộc sống hạnh phúc, ấm no và bình yên cho con người. Do đó, nhiều người tin rằng trồng một cây lựu trước nhà có thể mang đến may mắn và tài lộc cho gia chủ, con cháu đời đời được hưởng phúc lộc, không giàu cũng giỏi.
Tuy nhiên, không nên trồng cây lựu chắn giữa lối đi kẻo cản tài lộc vào nhà.
Người tuổi nào hợp trồng cây lựu nhất?
Cây lựu là một trong những loại cây rất được ưa chuộng trong phong thủy. Theo phong thủy, mệnh nào cũng phù hợp để trồng cây lựu, nhưng hợp nhất là người mệnh Mộc và mệnh Thổ. Người thuộc 2 mệnh này trồng cây lựu trong sân vườn hoặc trước nhà có thể mang lại may mắn và tài lộc cho gia chủ.
Ngoài ra, những người tuổi Tý, Sửu, Mão, Dần, Mùi, Hợi cũng rất thích hợp trồng cây lựu. Còn theo quan niệm dân gian, cây lựu thường được gắn liền với mệnh Thạch Lựu Mộc, bao gồm những người sinh vào năm Canh Thân và Tân Dậu.
Tuy nhiên, để có được hiệu quả tốt nhất, việc lựa chọn vị trí và cách trồng cây lựu cũng cần tuân thủ các nguyên tắc phong thủy.
(*) Thông tin phong thủy trong bài chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm!
Trồng cây lựu hãy nhớ 4 mẹo này, quả sẽ to và đỏ
Cây lựu thích hợp nhất là trồng vào đầu mùa mưa và cuối mùa thu. Bạn có thể mua cây con về trồng hoặc trồng bằng phương pháp giâm cành. Muốn cây lựu phát triển tốt, cho quả nhiều, quả to, đỏ mọng và ngọt thì bạn hãy nhớ 4 mẹo sau:
- Ánh sáng càng nhiều, cây lựu sẽ phát triển càng tốt
Cây lựu ưa sáng, vì thế cây lựu nên trồng ở nơi có nắng để cây nhận đủ ánh sáng, như vậy cây sẽ phát triển khỏe mạnh. Ngược lại, nếu không đủ ánh sáng hoặc thời gian chiếu sáng quá ngắn sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây lựu.
Không những khiến cành phát triển quá dài mà còn cũng sẽ ra ít hoa và ít đậu quả hơn, thậm chí không ra hoa và đậu quả. Cây lựu trồng trong chậu cũng nên đặt ở nơi có nhiều ánh nắng, tốt nhất là hướng về phía Nam.
- Thấy đất khô mới tưới nước
Cây lựu có khả năng chịu hạn tốt, sợ tích nước. Khi trồng cây lựu nên chọn vị trí trên cao để tránh tình trạng tích tụ nước quá nhiều sau những ngày mưa khiến đất quá ẩm, có thể khiến rễ bị thối, rụng hoa và làm nứt quả.
Đối với cây lựu trong chậu, nên giữ cho đất trong chậu hơi ẩm. Vào mùa hè, tưới nước theo nhiệt độ và điều kiện thông gió của môi trường, sau khi mưa nên xả hết nước thừa. Thực tế, khi tưới cây lựu, thà khô còn hơn ướt quá, nếu không dễ khiến cành phát triển và ảnh hưởng đến việc ra hoa, đậu quả.
Khi tưới nước cho cây lựu, cần đặc biệt chú ý đến lượng nước tưới trong thời kỳ đậu quả, không nên đợi đến khi lá lựu héo mềm rồi mới tưới, nếu đất trong chậu quá khô hoặc quá ướt có thể khiến cây lựu bị úng nước, rụng quả.
- Cây lựu rất thích phân bón
Cây lựu rất thích phân bón, dù trồng trong đất vườn hay trồng trong chậu, khi trồng nên rải một lượng phân chuồng hoai mục hoặc phân bón hữu cơ để bón lót. Khoảng thời gian sau đó chỉ cần bón dung dịch phân loãng mỗi tháng một lần.
Khi cây lựu đang ra nụ hoa, bổ sung kali dihydrogen photphat để cây ra nhiều hoa hơn. Tuy nhiên trong thời kỳ cây ra hoa, nên bón ít phân để tránh làm hư nụ và rụng hoa. Vào cuối thời kỳ ra hoa của cây lựu và trong thời kỳ đậu quả, nên bón ít phân đạm hơn, bón phân lân và kali sẽ có lợi hơn cho việc đậu quả.
- Cắt tỉa vào mùa xuân và mùa hè là rất cần thiết
Cây lựu có yêu cầu cao về ánh sáng và tốc độ sinh trưởng nhanh nên cần được cắt tỉa để thúc đẩy sự phân nhánh và tăng độ thông thoáng, truyền ánh sáng cho cây. Vào mùa xuân, sau khi nhiệt độ ấm lên, hãy tỉa những cành khô, cành mỏng, sâu bệnh và quá rậm rạp để cây phát triển mạnh hơn.
Khi tỉa cành vào mùa hè, chủ yếu tỉa những cành dài và tỉa thưa, để đảm bảo cành chính có thể ra hoa và kết trái. Khi cây lựu trồng trong chậu đến thời kỳ ra hoa mà vẫn chưa có hoa, bạn có thể tỉa bỏ những nụ trên cùng để thúc đẩy sự nảy mầm của nụ hoa.