Ưu nhược điểm của vận tải đường biển được khá nhiều bạn quan tâm khi tìm hiểu về lĩnh vực xuất nhập khẩu. Ngành vận tải biển vẫn đang phát triển qua từng ngày và nhiều tiến bộ vượt bậc trong việc thương mại hoá toàn cầu.
Các bạn hãy cùng tham khảo bài phân tích chi tiết ưu nhược điểm của vận tải đường biển theo chuẩn hải quan dưới đây của An Tín Logistics nhé!
Vận chuyển đường biển là gì?
Vận tải đường biển là hình thức ra đời sớm nhất trong các phương thức vận chuyển. Từ thế kỷ V trước công nguyên, con người đã biết sử dụng đường biển để giao thương. Đến nay, hình thức vận chuyển đường biển phát triển mạnh mẽ và là hình thức phổ biến nhất.
Cơ sở hạ tầng liên quan đến vận chuyển như: bến tàu, bến cảng hay cảng cạn,… được đầu tư hiện đại. Số lượng hàng hoá vận chuyển ngày càng tăng lên với đa dạng các loại mặt hàng khác nhau.
Đánh giá chi tiết ưu nhược điểm của vận tải đường biển
Vận tải đường biển cũng sở hữu ưu và nhược điểm như các hình thức vận chuyển khác. Chúng ta cùng nhau tham khảo để biết cách lựa chọn hình thức phù hợp với tính chất hàng hoá và nhu cầu của mình.
Ưu điểm
Tiết kiệm chi phí
Lựa chọn này có tính kinh tế hơn và chi phí giảm thiểu khi vận chuyển loại hàng cồng kềnh. Chi phí thấp hơn rất nhiều nếu so với việc vận chuyển bằng đường bộ, hàng không và tàu hoả.
Bảo trì chi phí thấp
Đây là một trong những lý do chính làm cho giá thành của vận tải đường biển cạnh tranh hơn. Hầu hết chi phí bảo trì của tàu vận tải thấp hơn rất nhiều chi phí bảo dưỡng của đường hàng không hay đường ray xe lửa.
Vận chuyển hàng hoá đặc biệt
Những mặt hàng có trọng lượng nặng hay cồng kềnh được vận chuyển bằng đường biển dễ dàng. Chi phí phát sinh thêm không quá lớn bởi giá cước vận tải đường biển rất rẻ. Hơn nữa, hàng hoá không bị giới hạn không gian như khoang chứa đồ máy bay.
Bảo vệ môi trường
Lượng khí thải Carbon từ tàu vận chuyển rất thấp vì nhiên liệu tiêu thụ ít hơn khi so với máy bay. Nhờ vào việc bảo vệ môi trường, các doanh nghiệp lớn đều ưu tiên lựa chọn vận chuyển bằng đường biển.
An toàn tuyệt đối
Thiết kế tàu đảm bảo an toàn để vận chuyển các mặt hàng nguy hiểm, chất hoá học và hàng hoá dạng lỏng. Vấn đề của các loại mặt hàng này được xử lý chuyên nghiệp và thành thạo bởi ngành công nghiệp tàu.
Sự an ninh của con tàu, nhân viên, môi trường và hàng hoá được đảm bảo bởi một đội quản lý. Tình trạng tổn thất hàng hoá được cải thiện đáng kể nhờ áp dụng hệ thống an ninh tiên tiến.
Tính hiệu quả cao
Công ty vận chuyển có thể đáp ứng tối đa nhu cầu của bạn dù đơn hàng có kích thước bao nhiêu. Đối với mặt hàng nhỏ lẻ, chúng được đóng chung vào một Container và những gói vận chuyển theo từng loại mặt hàng.
Tuyến giao thông tự nhiên
Vì thực hiện giao hàng trên biển, chúng ta không cần phải đầu tư nhiều cho các tuyến đường vận chuyển. Những tuyến đường giao thông tự nhiên này giúp tàu vận chuyển di chuyển ổn định và ít gây tổn hại đến hàng hoá.
Nhược điểm
Vận chuyển thời gian dài
Việc vận chuyển hàng bằng đường biển sẽ mất tương đối nhiều thời gian hơn. Thích hợp đối với những đơn hàng không cần giao gấp. Tốc độ khai thác tàu còn nhiều hạn chế dẫn đến phải đến 1 tháng hàng mới đến trong khi chỉ từ 2 - 3 ngày đối với đường hàng không.
Rủi ro hàng hoá
Khả năng phát sinh rủi ro sẽ gia tăng khi thời gian từ lúc xếp hàng đến lúc dỡ hàng diễn ra lâu. Hàng hoá có thể bị hư hại hay thất thoát khi gặp tình trạng thời tiết xấu hay bị trì hoãn vì bị giữ lại ở hải quan.
Chi phí kết hợp
Chi phí có thể phát sinh khi cần kết hợp với các phương thức vận tải khác để nhận hàng từ bên gửi và bàn giao hàng lại cho bên nhận. Việc kết hợp này có thể làm kéo dài thời gian giao nhận hàng khiến chi phí thời gian và khoản phí liên quan tăng lên.
Không giao hàng tận nơi
Kích thước tàu vận chuyển thường lớn nên chỉ vận chuyển hàng hoá được đến cảng đích. Sau đó, phải sử dụng đường bộ để đưa hàng đến tay người tiêu dùng. Điều này có lẽ là nhược điểm lớn nhất của phương thức vận tải đường biển khi so với các hình thức khác.
Nước biển ô nhiễm
Vì sự thờ ơ, ý thức kém và kèm theo nhiều tai nạn, hư hỏng tàu khiến cho các chất gây ô nhiễm tràn lan ra biển. Hay việc vứt rác bừa bãi của các thuyền viên trên biển cũng khiến cho hệ sinh thái bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Vai trò của việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
Đường biển hiện đang là tuyến vận chuyển hàng hóa tối ưu nhất về phạm vi tiếp cận, chi phí và khả năng vận tải. Những chuyến hàng thương mại quốc tế lớn đều được thực hiện thông qua những chiếc tàu lớn trên biển.
Những chức năng chính của hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được tổng hợp lại như sau:
- Thương mại quốc tế không thể tách rời hình thức vận tải đường biển;
- Phương thức vận chuyển đường biển góp phần thúc đẩy sự phát triển của hoạt động giao dịch buôn bán trên thị trường quốc tế;
- Góp phần chuyển đổi cơ cấu thị trường và cơ cấu hàng hoá trong thương mại đa quốc gia;
- Đóng vai trò như một cán cân thanh toán quốc tế cho hoạt động xuất nhập khẩu.
Quy trình vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển chi tiết
Quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển phổ biến và thông dụng nhất hiện nay cụ thể như sau:
- Doanh nghiệp vận chuyển tiếp nhận đơn hàng từ khách, nhân viên bắt đầu đến nhà kho hay địa chỉ của khách để nhận hàng vận chuyển;
- Toàn bộ hàng hoá theo đơn hàng được chuyển về cảng và thực hiện việc phân loại, đóng gói. Nhân viên bên công ty vận chuyển sẽ kiểm tra lại hàng hoá một lần nữa đã đúng theo yêu cầu chưa và hoàn thiện đến khi đạt điều kiện;
- Công ty vận chuyển sẽ cử đội nhân viên bốc xếp giàu kinh nghiệm và chuyên nghiệp để xếp hàng lên tàu. Hạn chế tối đa việc tác động đến chất lượng hàng vận chuyển. Sau khi hoàn thành việc xếp hàng hóa, tàu sẽ xuất phát đến cảng đích đã thoả thuận;
- Tài sản và hàng hoá vận chuyển sẽ được theo dõi sát sao xuyên suốt quá trình vận chuyển. Nguyên tắc bảo vệ hàng hóa được tuân thủ đầy đủ và thực hiện tốt nhất có thể theo từng trường hợp;
- Khi hàng cập cảng đích, nhân viên sẽ bốc dỡ hàng hoá từ tàu xuống xe trung chuyển. Xe sẽ chuyển hàng an toàn đến địa điểm nhận hàng theo quy định hay kho của bên mua.
Tổng quan giá cước vận tải đường biển
Giá cước thanh toán trong vận tải đường biển phụ thuộc vào nhiều yếu tố riêng biệt. Dưới đây là các yếu tố chính tác động đến giá cước vận tải đường biển gồm:
- Khoảng cách tính từ nơi gửi đến nơi nhận hàng;
- Khối lượng và loại mặt hàng;
- Khu vực vận tải trong nội địa hay trong phạm vi thế giới;
- Điều kiện lưu trữ và bảo quản đặc biệt của hàng hoá (nếu cần thiết).
Những loại chi phí thuộc giá cước vận tải biển như là:
- Lưu hàng ở cảng vì chưa vận tải kịp thời;
- Bảo hiểm hàng hoá dựa trên giá trị lô hàng;
- Phí dịch vụ từ đơn vị vận chuyển;
- Phí thực hiện bốc dỡ hàng hoá;
- Một vài phụ phí khác theo thoả thuận hợp đồng.
Lời kết
Như vậy là chúng ta đã phân tích cụ thể về ưu nhược điểm của vận tải đường biển với các thông tin bổ ích trên bài viết. An Tín Logistics hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về phương thức này và áp dụng chúng một cách hợp lý nhất.
Nếu như độc giả vẫn còn điểm thắc mắc về hình thức vận chuyển đường biển, xin hãy để lại bình luận bên dưới. Nhân viên tư vấn sẽ liên hệ giải đáp cho bạn trong chốc lát.