Hoa nhài - Một trong những loài hoa được trồng phổ biến tại nước ta hiện nay và cũng là loài hoa có mùi thơm đặc biệt được nhiều người yêu thích. Nhắc đến tên loài hoa này, nhiều người mường tưởng về vẻ đẹp nhẹ nhàng, thanh tao. Tuy nhiên, ý nghĩa thực sự của cây hoa này có thực sự giống như những gì mà bạn tưởng tượng. Để làm sáng tỏ, hãy cùng Emich Việt Nam tìm hiểu kỹ hơn thông qua bài viết sau đây nhé!
1. Thông tin về hoa nhài là hoa gì?
Hoa nhài hay còn được gọi với cái tên đặc biệt khác là hoa lài hay hoa mạt ly, là loài hoa đẹp với vẻ ngoài đặc biệt. Cụ thể:
1.1. Đặc điểm của hoa nhài
- Hoa sở hữu một màu trắng thuần khiết, hương thơm thoang thoảng nhưng lại vô cùng ấn tượng. Đôi khi mùi hương này còn gợi cho người nghe cảm giác quyến rũ, giống một người con gái trong sáng và ngây thơ.
- Cây hoa lài thường phát triển theo bụi lớn với chiều dài có thể cao đến 2m. Xong được nhiều hộ gia đình trồng tại sân vườn để trang trí hay tạo vách ngăn cho khu vườn thêm phần sinh động.
- Cây thuộc loại thân thảo, chia thành nhiều cành con, đi kèm là lá xum xuê.
- Lá cây có màu xanh bóng mượt, hình bầu dục tạo cảm giác luôn tươi mới. Đặc biệt hơn là lá của loài hoa này ít rụng, chỉ ngả màu xanh đậm khi đã già.
- Thường một cành sẽ chỉ có từ 2 đến 3 bông hoa màu trắng sữa, về sau sẽ đậu thành quả có màu đen và rất dễ bắt gặp.
1.2. Nguồn gốc của cây hoa nhài
Hoa lài có nguồn gốc đến từ các quốc gia khác nằm trong khu vực Đông Nam Á, cách đây khoảng trăm năm về trước đã du nhập về Việt Nam. Tại các quốc gia như Indonesia, Philippines và Pakistan, loài hoa này được xem là quốc họa và được trồng phổ biến.
1.3. Phân loại hoa nhài phổ biến hiện nay
Hiện nay, dựa vào đặc điểm mà người ta phân loại hoa lài thành nhiều loại:
- Hoa lài ta: là loài hoa phổ biến được nhiều người biết đến nhất. Đặc biệt nổi bật của loại hoa này là có bông nở quanh năm, đây cũng chính là ưu điểm khiến chúng được ưa chuộng.
- Hoa lài đơn: chính là 1 trong 2 phân loại khác của lài ta. Với loại hoa này thường sẽ cho ra nụ nhỏ, màu trắng muốt. Ngược lại với kích thước của hoa thì kích thước lá lại to, màu lá mạ khi còn non, già sẽ chuyển thành màu hơi sẫm.
- Hoa lài kép: là phân loại thứ 2 của lài ta. Khác với lài đơn, lài kép thường có nụ to, hoa nở bự và có mùi thơm đậm đà hơn. Lá có kích thước khá nhỏ và dày, khi già sẽ chuyển thành màu xanh sẫm.
- Hoa nhài tây: hay còn được gọi là lài trâu, lài tây hay cây ngọc bút. Loại hoa này có đặc điểm nổi bật khác biệt so với các phân loại khác. Đó là: hoa to, mọc theo chùm ở ngọn cành; lá hình bầu dục và nhọn dần về phía ngọn.
- Hoa nhài leo: giống với tên gọi, loại hoa này có cây mọc thành bụi nhưng thân nhỏ dài, có thể leo thành dàn. Hoa mọc ra từ nách lá thay vì ngọn cành, với bông từ 7 - 8 cánh nhỏ dài xòe đều chính là điểm nổi bật thứ hai dễ dàng nhận biết.
2. Ý nghĩa của loài hoa nhài hiếm ai biết
Vẻ đẹp cùng mùi hương lôi cuốn thôi chưa đủ, hoa nhài còn mang ý nghĩa sâu sắc trong phong thủy, chi tiết:
2.1. Trong phong thủy
Hoa lài được đánh giá là sở hữu năng lượng dương, màu trắng tinh khôi đại diện cho sự thanh thuần. Hơn hết, hương thơm nồng nàn chính là yếu tố quan trọng giúp xua đuổi mệt nhọc. Với năng lượng tích cực như vậy thì hoa nhài thường được sử dụng làm cây cảnh và đặt trong phòng khách hay ban công,…
“Hoa nhài hợp mệnh gì, tuổi gì” là một trong những thắc mắc thường gặp về loài hoa này.
- Về mệnh: Cho những ai chưa biết, bông lài có màu trắng đặc trưng tương ứng với mệnh Kim. Người mệnh Kim trồng loài hoa này sẽ đem đến nhiều may mắn. Vì Kim sinh Thủy nên những người mệnh Thủy cũng hợp với loài hoa này không kém.
- Về tuổi: Tương ứng với mệnh Kim và mệnh Thủy thì người sinh năm 1974, 1975, 1982, 1983, 1984, 1985, 1992, 1993, 1996, 1997, 2000, 2001, 2004, 2005 chính là người có tuổi hợp với loài hoa này.
2.2. Theo quan niệm dân gian
Người ta cho rằng hoa lài tượng trưng cho sự may mắn và bình yên. Đây cũng chính là quốc hoa tại một số gia trong khu vực Đông Nam Á. Tại Việt Nam ta, loài hoa này mang giá trị tốt đẹp và là biểu tượng cho các mối quan hệ đời sống. Lý do là vì hoa thường được phơi khô làm trà để bạn bè tri kỉ hội ngộ.
Với các quốc gia phương Tây, hoa lài biểu tượng cho sự cảm kích và may mắn, chúng cũng được dùng tại các lễ nghi tôn giáo với biểu tượng là sự tinh khiết.
3. Ứng dụng của cây hoa nhài trong đời sống hiện nay
Hòa lài không chỉ được dùng để làm cây cảnh hay trang trí mà còn được ứng dụng vào trong y học, vào ngành thẩm mỹ làm đẹp hay thậm chí cũng có thể chế biến thành món ăn.
3.1. Ứng dụng vào y học
Theo nghiên cứu, hoa nhài có tính mát, vị ngọt hơi cay, có thể thanh nhiệt và giải độc cho người dùng. Nhờ vậy mà ứng dụng vào điều trị một số bệnh và mang lại hiệu quả như: sởi, sốt hay đau bụng,…
Bên cạnh đó, thành phần hoa còn có chứa các hợp chất như: flavonoid, khoáng chất với chức năng chống oxy hóa hay chống viêm, khả năng điều hòa đường huyết cho cơ thể. Hơn hết với công dụng an thần, bông nhài còn được ứng dụng trong việc gây mê điều trị.
3.2. Ứng dụng vào làm đẹp, thẩm mỹ
Như đã chia sẻ, hoa nhài có chứa các hợp chất chống oxy hóa, đồng thời còn có hợp chất polyphenol. Những thành phần này giúp làm chậm quá trình lão hóa và ngăn ngừa nếp nhăn hiệu quả.
Ngoài ra, hoa còn có công dụng khác nữa đó là kháng viêm và chống khuẩn, có thể loại bỏ các mụ nám và tàn nhang. Do vậy mà bông lài được tận dụng triệt để vào ngành công nghệ làm đẹp và được ứng dụng phổ biến hiện nay.
3.3. Ứng dụng vào chế biến đồ uống
Với tính chất mát, thanh nhiệt và giải độc, đi kèm là hương thơm ngọt ngào thì hoa nhài còn được ứng dụng vào làm trà. Cho ra thức uống vừa thơm, ngon lại tốt cho sức khỏe nên được nhiều người sử dụng hiện nay.
4. Chia sẻ kỹ thuật trồng hoa nhài và cách chăm sóc hiệu quả
Với một loạt công dụng như vậy nhưng điều mà bạn có thể hưởng thụ được ngay lúc này đây chính là những bông hoa tuyệt sắt. Hãy tham khảo cách trồng và cách chăm sóc sau đây để có thể sở hữu riêng cho mình một cây hoa nhài đẹp trên chính sân nhà mình.
4.1. Kỹ thuật trồng hoa nhài
- Đầu tiên là công đoạn chọn giống: cây lài có thể được trồng bằng cách giâm cành. Chính vì thế, bạn có thể chiết cành già, không sâu bệnh để làm giống tốt. Hoặc cũng có thể trực tiếp mua cây đã được ươm sẵn tại nhà vườn.
- Lựa chọn vị trí trồng thích hợp trong sân vườn hoặc chuẩn bị chậu trồng tương ứng.
- Chuẩn bị đất: đất nên là đất tơi xốp và giàu chất hữu cơ.
- Tiến hành trồng cây vào đất và tưới cây sau trồng. Sau khi trồng xong, bạn cần phải nắm được các kỹ thuật sau đây để hoa nhài được phát triển và cho ra hoa đều, đẹp.
4.2. Cách chăm sóc cây cho ra hoa đều và đẹp
Kỹ thuật chăm sóc cây hoa nhài cho ra bông đẹp và nở thường xuyên:
- Tưới nước: cây ưa nước nên yêu cầu người chăm phải tưới nước thường xuyên, trung bình 1 ngày 1 lần. Vào mùa khô, thời tiết nắng nóng thì nên là 2 lần 1 ngày.
- Bón phân: phân chuồng hay phân hữu cơ bón với tần suất là 2 lần/ năm. Còn đối với phân hóa học có thể dùng NPK 3 lần/ năm.
- Ánh nắng mặt trời: cây bông lài ưa sáng nên người trồng cần chú ý đến yếu tố ánh sáng. Có thể tham khảo trồng tại các vị trí như ban công hay sân thượng để đảm bảo cây được phát triển thuận lợi.
- Thay chậu: nếu trồng trực tiếp vào đất thì bạn chỉ cần chú ý đến 3 yếu tố trên. Nhưng nếu bạn trồng trong chậu thì nên thay đất và chậu với tần suất 2-3 năm 1 lần.
5. Kết luận
Bên trên là thông tin về cây hoa nhài, chi tiết từ những điểm nổi bật đến công dụng và ý nghĩa. Đồng thời, kỹ thuật trồng và chăm cây hiệu quả cũng đã được Elmich chia sẻ. Nếu bạn cảm thấy yêu thích loài hoa này thì hãy trồng ngay chính sân vườn của mình. Từ đó có thể trực tiếp ngắm hoa mỗi ngày nhé!