Quản lý sản xuất là người đảm nhiệm vai trò cao nhất trong công tác điều hành sản xuất, mục tiêu kiểm soát kế hoạch sản xuất với năng suất lao động cao nhất - chi phí thấp nhất để có giá thành cạnh tranh nhất, với chất lượng sản phẩm tốt nhất nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của khách hàng. Đây là điểm khác biệt trong chương trình đào tạo Quản lý sản xuất chuyên nghiệp tại NPG Việt Nam.
Khóa đào tạo Quản lý sản xuất chuyên nghiệp giúp học viên nâng cao nghiệp vụ điều hành, cân bằng xưởng sản xuất thông qua việc thiết lập và kiểm soát các quy trình sản xuất và các quy trình hỗ trợ cho sản xuất. Có năng lực huấn luyện nhân viên.
Mục đích khóa học
- Truyền thụ cho Quản Lý Sản Xuất / Quản Đốc Sản Xuất kỹ năng làm việc khéo léo hơn, nhẹ nhàng hơn, năng suất cao. Đảm bảo chất lượng - khối lượng sản phẩm và thời gian giao hàng đúng hạn.
- Hiểu rõ vai trò, trách nhiệm của một Quản lý sản xuất trong quá trình triển khai hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
- Trang bị cho học viên những kiến thức và kỹ năng cơ bản cần có của một người quản lý sản xuất.
- Được trang bị các giải pháp, công cụ và biết cách khai thác tối đa sức mạnh của tổ sản xuất để đạt được mục tiêu về chất lượng và năng suất sản xuất đồng thời lập ra các kế hoạch hành động nhằm chống thất thoát, giảm thiểu lãng phí cho doanh nghiệp của mình.
- Nắm vững cơ bản một số kỹ năng nhằm tạo lập mối quan hệ nội bộ thông qua kênh giao tiếp và làm việc trong Bộ phận sản xuất.
- Nhận biết được các lãng phí trong quá trình sản xuất theo mô hình LEAN (Lean Manufacturing).
- Hiểu rõ bản chất của chỉ số OEE trong sản xuất.
- Mô tả được các hình thức bảo dưỡng và sửa chữa dự phòng thiết bị trong mô hình TPM, xây dựng được qui trình thực hiện và quản lý thiết bị.
- Giúp các Học viên hiểu và nắm bắt các công cụ Lean để cải tiến sản phẩm/ quá trình, cải tiến hệ thống của tổ chức.
- Hiểu được sự hình thành và duy trì tính tuân thủ hệ thống của nhân viên.
- Cân bằng tổ (chuyền) sản xuất.
- Điều hành sản xuất nhằm tăng năng suất - chất lượng - chi phí thấp nhất.
- Học viên có kiến thức và kỹ năng quản lý nhân sự trong phân xưởng.
- Phân việc phù hợp với kế hoạch sản xuất.
Đối tượng
- Giám đốc SX
- Trưởng/ phó phòng sản xuất
- Quản đốc
- Tổ trưởng
- Cán bộ quản lý chủ chốt.
- Nhân viên tiềm năng, định hướng phát triển hướng đến vị trí Quản lý sản xuất
- Các cá nhân có nhu cầu đào tạo…
Hình thức đào tạo
Với kinh nghiệm của chuyên gia sẽ mang lại những phương pháp giảng dạy đa dạng, hiện đại, linh hoạt, giúp học viên có thể tiếp thu kiến thức một cách hào hứng chủ động và áp dụng được ngay kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng đã tiếp thu vào thực tế làm việc. Bao gồm:
- 30% Lý thuyết - 70% thực hành
- Trao đổi, thảo luận (Brain Storming)
- Làm việc nhóm (Team work)
- Bài tập tình huống
- Thuyết trình (Presentation)
Tổ chức lớp học
- Thời lượng chương trình: 4 ngày (7 giờ/ngày)
- Sáng 8:30-12:00, chiều 13:00-16:30
- Địa điểm học: Học online hoặc offline tại văn phòng NPG Việt Nam (Hoặc tại địa điểm của khách hàng nếu đào tạo Inhouse)
- Tài liệu: Tiếng Việt
- Ngôn ngữ: Tiếng Việt
- Học viên được cấp chứng nhận sau khóa học: ” Đã Hoàn Thành Khóa Đào Tạo Quản Lý Sản Xuất Chuyên Nghiệp”
Yêu cầu:
Học viên phải có máy tính khi học và đã được cài đặt Excel và Phần mềm Minitab (NPG hỗ trợ setup free)
Học Phí: 5.200.000 VNĐ (Giảm 5% cho nhóm từ 3 học viên trở lên)
Chuyên gia:
MBA, Lead Auditor, Manager 25 năm kinh nghiệm về Quản lý sản xuất của NPG Việt Nam, đã từng giữ các chức vụ quản lý sản xuất, quản lý nhà máy của các doanh nghiệp FDI lớn, chuyên gia đào tạo tư vấn cho hàng trăm dự án cải tiến năng suất chất lượng cho các nhà máy lớn nhỏ. Chuyên gia cải tiến nhà máy theo Lean 6 sigma…
Nội dung chương trình:
NGÀY HỌC NỘI DUNG CHI TIẾT Day 1 Vai trò và chức năng của QLSX Vai trò và nhiệm vụ của Quản lý sản xuất Chức năng và kỹ năng cần có của một Quản lý sản xuất giỏi Lập mục tiêu, kế hoạch sản xuất Lập mục tiêu bộ phận/nhóm sản xuất Hoạch định theo chu trình P-D-C-A Tổ chức, triển khai kế hoạch sản xuất và quản lý/giám sát công việc Tổ chức, triển khai quá trình sản xuất Thiết lập quy trình tác nghiệp của Quản lý sản xuất Giám sát, đo lường tiến độ sản xuất Đánh giá tiến độ và kết quả công việc Lập lịch công việc/ngày đảm bảo chất lượng, số lượng, tiến độ Kiểm soát quá trình sản xuất Kiểm soát các tình huống thay đổi kế hoạch sản xuất Day 2 Quản lý nhân viên và giao việc hiệu quả Xác định nguồn lực trong bộ phận sản xuất Xác định nhu cầu của Nhân viên Quy trình giao việc, trao đổi với tổ viên Đánh giá năng lực thực hiện công việc của tổ viên và cung cấp thông tin phản hồi Kỹ năng phản ứng kịp thời tình huống đột xuất Xử lý tình huống khi thay đổi kế hoạch sản xuất Bài tập tình huống Quản lý chất lượng, quản lý năng xuất lao động Đánh giá công tác quản lý chất lượng trong tổ sản xuất Phân tích nguyên nhân lỗi Xác định các tiêu chí chất lượng Xác định ưu nhược điểm, cách khắc phục Áp dụng các công cụ Quản lý chất lượng: Fishbone, 8D tool, SPC tools Kiểm soát quá trình bằng phương pháp thống kê Nhóm các yếu tố làm giảm NSLĐ - Phòng ngừa - Khắc phục Nhóm các yếu tố làm tăng NSLĐ - Hành động hỗ trợ Nhóm yếu tố tăng NSLĐ liên quan đến điều hành tổ sản xuất Huấn luyện tổ viên thao tác chuẩn để tăng năng suất lao động Day 3 Kỹ năng quản lý thời gian và thông tin nội bộ Nguyên tắc quản lý thời gian Quy trình quản lý thời gian Các phương pháp quản lý thời gian hiệu quả Ma trận thời gian Các công cụ quản lý thời gian Phương pháp trao đổi thông tin nội bộ hiệu quả Truyền đạt thông tin cho tổ viên tại nơi làm việc Bài tập tình huống Quản lý máy móc thiết bị và nguyên vật liệu Bảo trì tự quản TPM Các chỉ số MTTR , MTBF và OEE/ MTTR , MTBF and OEE indexes Kiểm soát lãng phí và các công cụ kiểm soát lãng phí Xác định các loại lãng phí Công cụ kiểm soát lãng phí Day 4 Kỹ năng xây dựng nhóm, làm việc nhóm và động viên nhân viên Lợi ích của làm việc nhóm Các yếu tố tạo nên một nhóm làm việc tốt 4 giai đoạn phát triển của nhóm Kỹ năng giao tiếp Cách giải quyết các xung đột giữa các tổ viên Huấn luyện nâng cao năng lực cho các tổ viên ( On-the-Job-Traing) Phát triển Tổ, Đội, Nhóm Xây dựng, duy trì và phát triển Văn hóa Doanh nghiệp Khái niệm về Văn hóa Doanh nghiệp Vai trò lợi ích của Văn hóa Doanh Nghiệp Văn hóa Doanh nghiệp tác động đến hoạt động quản trị Cấu thành của Văn hóa Doanh nghiệp Hình thành và thay đổi Văn hóa Các rào cản đối với quá trình xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp Quản trị quá trình thay đổi Văn hóa Doanh nghiệp Phương pháp căn bản định hình hay thay đổi Văn hóa Doanh nghiệp Kết quả quá trình thay đổi theo Văn hóa Doanh nghiệp Bài tập tình huống Giải các bài tập tình huống do các học viên đề xuất Giải đáp các thắc mắc của học viênKHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU ĐÃ SỬ DỤNG DỊCH VỤ ĐÀO TẠO CỦA NPG VIỆT NAM: