Kinh doanh nhà hàng, khách sạn là một trong những xu hướng kinh doanh phát triển nhất tại Việt Nam. Một lựa chọn được khá nhiều cá nhân, doanh nghiệp quan tâm hiện nay là hình thức kinh doanh nhà hàng trong khách sạn.
I. Thực trạng về việc kinh doanh nhà hàng trong khách sạn hiện nay.
Kinh doanh nhà hàng trong khách sạn là một điều vô cùng phổ biến, nhằm cung cấp dịch vụ ăn uống với nhiều phong cách ẩm thực khác nhau, đáp ứng nhu cầu của khách hàng đang sử dụng dịch vụ khách sạn. Dịch vụ nhà hàng trong khách sạn cũng mang lại một nguồn thu lớn nên, cộng với sự đa dạng vùng miền, đất nước của khách lưu trú trong khách sạn, nhiều khách sạn có đến 4, 5 nhà hàng nhằm đáp ứng nhu cầu
II. Kinh doanh nhà hàng trong khách sạn được hiểu như thế nào?
1. Thế nào là kinh doanh nhà hàng trong khách sạn?
Quy định pháp luật không giải thích thế nào là kinh doanh nhà hàng trong khách sạn. Tuy nhiên, dựa trên thực tế có thể hiểu kinh doanh nhà hàng trong khách sạn là một phần trong kinh doanh khách sạn. Hoạt động này nhằm thỏa mãn các nhu cầu về ăn uống của khách hàng tại các nhà hàng của khách sạn.
2. Mã ngành, nghề kinh doanh nhà hàng trong khách sạn là gì?
Theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg, mã ngành, nghề kinh doanh nhà hàng trong khách sạn gồm:
STT
Tên ngành nghề kinh doanh
Mã ngành
1
Dịch vụ lưu trú ngắn ngày
5510
2
Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động
5610
3
Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên với khách hàng
5621
4
Dịch vụ ăn uống khác
5629
5
Dịch vụ phục vụ đồ uống
5630
III. Điều kiện kinh doanh nhà hàng trong khách sạn theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành
Để hoạt động kinh doanh nhà hàng theo đúng quy định, phải đáp ứng các điều kiện như sau:
Về đăng ký kinh doanh: Chủ nhà hàng phải đăng ký kinh doanh tại cơ quan có thẩm quyền. Ngành nghề lựa chọn đăng ký gồm các ngành, nghề về dịch vụ lưu trú và ăn uống. Có thể lựa chọn loại hình Công ty Cổ phần; Công ty TNHH hai thành viên trở lên; Công ty TNHH một thành viên; Doanh nghiệp tư nhân hoặc Công ty hợp danh.
Về an toàn thực phẩm: Chủ nhà hàng cần đáp ứng điều kiện chung về bảo đảm an toàn đối với thực phẩm theo Điều 10 Luật an toàn thực phẩm 2010 và các điều kiện của cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Về phòng cháy chữa cháy: Chủ nhà hàng cần đảm bảo điều kiện về an toàn phòng cháy chữa cháy tại nhà hàng theo quy định tại Điều 5 Nghị định 136/2020/NĐ-CP. Được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy.
Về cơ sở vật chất: Khách sạn phải đảm bảo đủ điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ theo quy định tại Điều 22 Nghị định 168/2017/NĐ-CP.
Về an ninh, trật tự: Đảm bảo đủ điều kiện về an ninh, trật tự, được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự theo quy định pháp luật.
IV. Hồ sơ, thủ tục đăng ký kinh doanh nhà hàng trong khách sạn
1. Hồ sơ cần chuẩn bị
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng trong khách sạn được quy định cụ thể đối với từng loại hình doanh nghiệp. Tương ứng với loại hình doanh nghiệp mà chủ nhà hàng lựa chọn, chủ nhà hàng cần chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
- Đối với doanh nghiệp tư nhân: chuẩn bị hồ sơ theo Điều 21 Nghị định 01/2021/NĐ-CP;
- Đối với Công ty hợp danh: chuẩn bị hồ sơ theo Điều 22 Nghị định 01/2021/NĐ-CP;
- Đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên và Công ty cổ phần: chuẩn bị theo Điều 23 Nghị định 01/2021/NĐ-CP;
- Đối với Công ty TNHH một thành viên: chuẩn bị theo Điều 24 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
2. Trình tự, thủ tục thực hiện
Bước 1: Nộp hồ sơ và nộp phí, lệ phí
- Thực hiện nộp hồ sơ qua mạng điện tử (https://dangkykinhdoanh.gov.vn/) hoặc nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính.
- Phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp nộp tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp nộp hồ sơ qua mạng điện tử thì không phải nộp lệ phí.
Bước 2: Nhận kết quả
- Được cấp đăng ký doanh nghiệp thì công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.
- Không được cấp đăng ký doanh nghiệp thì nhận lại phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.
- Lệ phí đăng ký doanh nghiệp không được hoàn trả trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính.
V. Giải đáp một số thắc mắc thường gặp về việc kinh doanh nhà hàng trong khách sạn
1. Cơ sở kinh doanh nhà hàng trong khách sạn có quyền và nghĩa vụ như thế nào trong hoạt động kinh doanh thực phẩm?
Cơ sở kinh doanh nhà hàng trong khách sạn khi kinh doanh thực phẩm có quyền và nghĩa vụ của cơ sở kinh doanh thực phẩm.
Về quyền theo khoản 1 Điều 8 Luật an toàn thực phẩm 2010:
- Quyết định các biện pháp kiểm soát nội bộ để duy trì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu thực phẩm hợp tác trong việc thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn;
- Lựa chọn cơ sở kiểm nghiệm để kiểm tra an toàn thực phẩm; lựa chọn cơ sở kiểm nghiệm đã được chỉ định để chứng nhận hợp quy đối với thực phẩm nhập khẩu;
- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật;
- Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Về nghĩa vụ theo khoản 2 Điều 8 Luật an toàn thực phẩm 2010 chủ yếu trong các vấn đề:
- Đảm bảo điều kiện về an toàn thực phẩm trong quá trình kinh doanh;
- Xuất xứ, nguồn gốc thực phẩm;
- Thông tin về thực phẩm;
- Nghĩa vụ khi có thực phẩm không đảm bảo an toàn, ngộ độc thực phẩm;
- Tuân thủ quy định về thanh tra, kiểm tra;
- Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại.
2. Kinh doanh nhà hàng trong khách sạn có cần xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm không?
Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 12 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018:
“Điều 12. Cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
1. Các cơ sở sau đây không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm: ...
g) Nhà hàng trong khách sạn;”
Do đó, kinh doanh nhà hàng trong khách sạn không cần phải xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
3. Các nhân viên trong nhà hàng của khách sạn cần phải có chứng chỉ nghề nghiệp không?
Pháp luật hiện nay không quy định kinh doanh dịch vụ nhà hàng trong khách sạn cần chứng chỉ nghề nghiệp. Tuy nhiên, theo nhu cầu tuyển dụng của nhà hàng, khách sạn có thể yêu cầu nhân viên của mình phải có chứng chỉ, bằng cấp tương ứng.
4. Nếu khách hàng bị thương hoặc gặp rủi ro khác trong khi sử dụng dịch vụ nhà hàng của khách sạn, liệu khách sạn có phải chịu trách nhiệm và bồi thường không?
Căn cứ khoản 5 Điều 53 Luật an toàn thực phẩm 2010, khi có sự cố về an toàn thực phẩm: “Tổ chức, cá nhân cung cấp thực phẩm mà gây ngộ độc phải chịu toàn bộ chi phí điều trị cho người bị ngộ độc và bồi thường thiệt hại theo quy định pháp luật về dân sự”.
Ngoài ra, trường hợp vi phạm về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh ăn uống thì còn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 15 Nghị định 115/2018/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP).
Như vậy, nhà hàng của khách sạn là một bộ phận của khách sạn. Khách sạn phải chịu trách nhiệm trong trường hợp khách hàng bị thương hoặc gặp rủi ro khi sử dụng dịch vụ nhà hàng do lỗi của nhà hàng.
VI. Dịch vụ tư vấn và thực hiện thủ tục liên quan đến việc kinh doanh nhà hàng trong khách sạn
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú - Hãng luật NPLaw cung cấp các dịch vụ về kinh doanh nhà hàng trong khách sạn như sau:
- Tư vấn về điều kiện để hoạt động kinh doanh nhà hàng trong khách sạn;
- Tư vấn, hướng dẫn thủ tục đăng ký kinh doanh nhà hàng trong khách sạn nhanh nhất;
- Hỗ trợ thu thập, thực hiện soạn hồ sơ đăng ký kinh doanh nhà hàng trong khách sạn;
- Đại diện thực hiện thủ tục và làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Nhận và giao kết quả đăng ký kinh doanh nhà hàng trong khách sạn đến khách hàng.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú - Hãng luật NPLaw
Hotline: 0913449968
Email: legal@nplaw.vn
Trân Trọng!