Một doanh nghiệp, một công ty muốn điều hành và phát triển tốt thì người quản lý đóng vai trò rất quan trọng và không thể tách rời. Vậy người quản lý là gì? Những công việc của người quản lý làm là gì? Và những phẩm chất mà một người quản lý cần phải có là như thế nào? Đó cũng là một câu hỏi mà không phải ai cũng biết và trả lời được. Đừng lo lắng, bài viết dưới đây Trường Đào Tạo Kỹ Năng Quản Lý SAM sẽ giúp Bạn giải đáp những thắc mắc về vấn đề này nhé !
Khái niệm về quản lý là gì?
Quản lý là người làm việc trong một tổ chức, có quyền kiểm soát công việc, điều khiển mọi hành vi của một cá thể hoặc đội nhóm và chịu trách nhiệm trước mọi hành động công việc mà họ đã làm. Bên cạnh đó, người quản lý cần phải biết lập kế hoạch, tổ chức và quản lý tổng quan mọi mặt của công ty như: cơ sở vật chất, tài chính và con người một cách có hiệu quả để đem lại lợi ích và đưa công ty ngày một phát triển.
Công việc của người làm công tác quản lý quản lý
Công việc của người quản lý làm những gì ?
- Biết cách quản lý để tạo ra sự thống nhất ý kiến giữa người quản lý và người bị quản lý không để xảy ra bất đồng. Đây cũng là một mục tiêu rất khó khăn vì người quản lý phải biết ứng xử khóe léo, cân nhắc trong mọi trường hợp đúng lúc.
- Hoạch định ra mục tiêu và phương hướng chung để đem lại lợi ích cho công ty.
- Biết cách tổ chức, điều phối, hướng dẫn các cá thể sao cho hạn chế xảy ra bất đồng ý kiến trong công việc.
- Luôn thúc đốc cá thể làm việc, tạo động lực trong mọi tình huống và ứng xứ mềm dẻo khi một cá thể vi phạm.
- Tạo ra môi trường không khí làm việc thoải mái, vui vẻ, phát triển cho mọi cá thể.
Những kỹ năng của người quản lý là gì ?
+ Nắm vững trình độ chuyên môn
Người quản lý giỏi là người phải trang bị cho mình nền tảng kiến thức vững vàng, năng lực chuyên môn tương xứng với vị trí công việc đang đảm nhiệm thì mới giữ vững vị trí và trụ lâu dài ở công ty.
+ Cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc và làm hết sức mình
Không phải làm quản lý là chỉ đứng nhìn mọi người làm mà hãy luôn nhiệt tình hướng dẫn và chỉ dẫn nhân viên khi họ cần. Luôn phải đặt chất lượng công việc lên hàng đầu và làm gì cũng phải luôn cẩn thận. Nếu chỉ làm qua loa cho xong việc về lâu dài cấp trên sẽ không còn tin cậy bạn và nhân viên cấp dưới lại càng không phục bạn. Như vậy, bạn khó mà trở thành nhà quản lý giỏi.
+ Biết cách ngoại giao và đàm phán tốt
Quản lý là người sẽ tiếp xúc với rất nhiều người. Việc giao tiếp tốt bằng cả văn phong, lời nói, cử chỉ và hành động sẽ hỗ trợ cho bạn rất nhiều trong công việc. Nếu bạn giao tiếp tốt nó sẽ truyền đạt đến người nghe sự thoải mái và từ đó bạn sẽ dễ dàng thực hiện những kế hoạch, ý tưởng của mình hơn. Sự khóe léo, thông minh và nhạy bén trong giao tiếp cũng là chìa khóa cho việc đàm phán đạt được những kết quả tốt.
+ Khả năng lãnh đạo
Một trong những phẩm chất không thể thiếu mà người quản lý giỏi cần phải có là kỹ năng lãnh đạo. Lãnh đạo không phải là việc chỉ định nhân viên phải làm việc này việc kia và áp đặt nhân viên phải theo suy nghĩ của mình mà lãnh đạo là còn phải biết lắng nghe, quan sát, thấu hiểu và kết nối các thành viên lại với nhau. Khi bạn xây dựng được hình ảnh, mối quan hệ tốt thì ắc hẳn người nhân viên đó sẽ bị thuyết phục bởi bạn. Từ đó sẽ giúp Bạn tự tin hơn và đưa ra những quyết định đúng đắn hơn.
+ Tính quyết đoán và có trách nhiệm với các quyết định
Sự sợ hãi, rụt rè không có tính kiên quyết đó không phải là tố chất của một người quản lý giỏi. Sự quyết đoán, mạnh dạn trong mọi tình huống nhưng phải minh bạch và rõ ràng. Như vậy khi xảy ra một vấn đề nào đó, bạn mới có thể dũng cảm thừa nhận những lỗi sai của mình mà không cần phải giấu diếm ai bất cứ điều gì. Đó cũng là một tấm gương tốt cho các nhân viên của mình khi chẳng may họ cũng mắc phải một số sai lầm và muốn nói lên quan điểm cá nhân của mình.
Vừa rồi là những chia sẻ về một góc nhìn về "Quản lý là gì ? Những kỹ năng mà người quản lý cần có" mà Trường Đào Tạo Kỹ Năng Quản Lý SAM muốn gửi đến bạn. Hy vọng bạn đã có thêm một số thông tin hữu ích cho bản thân từ bài viết này. Chúc bạn luôn thành công và có những thăng tiến hơn trong công việc.