Giới thiệu chung Khoa Vật Lý - Vật Lý Kỹ Thuật là cơ sở đào tạo và nghiên cứu có lịch sử lâu đời (từ năm 1942), có uy tín bậc nhất trong khu vực phía Nam và cả nước về các lãnh vực liên quan đến vật lý. Ngành đào tạo sau đại học Vật lý Vô tuyến và Điện tử (hướng ứng dụng) trực thuộc khoa Vật lý đến nay đã đào tạo được 28 khóa, cung cấp cho đất nước hàng ngàn thạc sĩ, tiến sĩ có trình độ rất cao, đáp ứng cho nhu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa của đất nước.
1. Mục tiêu đào tạo Mục tiêu của chương trình cao học ngành Quang Học là đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao trong lĩnh vực quang - quang tử, laser, và công nghệ nano, v.v… nhằm cung cấp nhân lực cho các công ty, các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp trong cả nước, các tổ chức quốc tế liên quan, các viện nghiên cứu, hoặc giảng dạy trong các trường đại học và cao đẳng, PTTH, cung cấp các nhà khoa học chất lượng cao (thạc sĩ và tiến sĩ) đất nước…
2. Thế mạnh của chương trình Chương trình chú trọng đào tạo cả lý thuyết và thực hành, học viên ngoài việc nắm vững các kiến thức khoa học trong lĩnh vực quang - quang tử, linh kiện bán dẫn, solar-cell, vật lý nano và các kiến thức liên ngành toán, lý hóa, học viên còn có kỹ năng nghiên cứu, thực hành trong PTN và có khả năng giải quyết tình huống.
a. Kiến thức Các kiến thức về vật lý điện tử - linh kiện bán dẫn - photonics- vật lý plasma: - Nghiên cứu và chế tạo các linh kiện điện tử, vật liệu bán dẫn như LED, photodiode, diode laser, HEMT… Khảo sát các tính chất quang, quang-điện của các vật liệu quang điện tử như các chất bán dẫn (II-VI, III-V), các vật liệu pha tạp ion đất hiếm hoặc kim loại chuyển tiếp, các cấu trúc lượng tử/vật liệu nanô. - Nghiên cứu và chế tạo các hệ vi cơ điện tử, cảm biến, bộ dò kích thước nano. - Nghiên cứu về lĩnh vực công nghệ photonics và các ứng dụng của nó.
Các kiến thức về màng mỏng và vật liệu nano: Nắm vững công nghệ chế tạo màng mỏng bán dẫn và các vật liệu nano: quantum dot, nano tube, nano wire… bằng các phương pháp hiện đại như phún xạ magnetron, PLD, solgel, phương pháp hóa lý,... Nghiên cứu các ứng dụng của màng mỏng, vật liệu nano trong các ngành khoa học mũi nhọn, trong y sinh và trong đời sống. Nắm vững các phương pháp xác định các cấu trúc và tính chất lý hóa của vật liệu bán dẫn. Lập trình mô phỏng: Sử dụng các thuật toán và các phần mềm chuyên dụng để mô phỏng các vấn đề về linh kiện điện tử, và các vật liệu có cấu trúc nano, màng mỏng bán dẫn. Hoàn thiện khả năng lập trình bằng ngôn ngữ Matlab, C++, v.v...
b. Kỹ năng Kỹ năng mềm: Kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng trình bày, viết báo cáo, viết luận văn, viết báo khoa học…; các kỹ năng có được thông qua các giờ học tập trên lớp, thực tập thực tế, quá trình nghiên cứu tại phòng thí nghiệm. Kỹ năng cứng - Các kỹ năng thực hành và nghiên cứu khoa học tại phòng thí nghiệm. - Các kỹ năng trình bày báo cáo, seminar, tham dự hội thảo.
c. Trình độ ngoại ngữ Theo quy chế đào tạo trình độ Thạc sĩ và Tiến sĩ do ĐHQG-HCM ban hành.
3. Học viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận các công việc sau đây:
- Tiếp tục nghiên cứu các lãnh vực chuyên ngành để trở thành các giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng, phổ thông trung học, hoặc các nhà khoa học trong các viện trong và ngoài nước. - Đáp ứng được yêu cầu của các công ty tuyển dụng, các tổ chức các ngành điện tử, bán dẫn, photonics, lập trình …. - Tiếp tục học lên bậc tiến sĩ, trở thành nhà khoa học trong các trường ĐH, viện nghiên cứu trong và ngoài nước.
4. Lợi ích của học viên khi tham gia chương trình - Học viên học ngành Vật lý vô tuyến điện tử (hướng ứng dụng) đáp ứng tốt các nhu cầu của xã hội và sự phát triển của đất nước. - Các kiến thức luôn được cập nhật, môi trường học tập và nghiên cứu hiện đại, học viên có thể phát huy tối đa kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp. - Học viên có rất nhiều cơ hội để nhận các học bổng toàn phần đi du học tại các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Châu Âu… - Đặc biệt nhận học bổng 1 năm làm luận văn để hoàn tất chương trình cao học tại các trường ĐH hàng đầu Đài Loan: ĐHQG Thanh Hoa, ĐHQG Central, ĐHQG Central, v.v...
Các hoạt động hỗ trợ học tập, sinh hoạt cho người học: - Học viên thường xuyên được tham dự các buổi seminar, hội thảo khoa học trong và ngoài nước. - Thường xuyên làm việc với các thầy HD và các thầy trong bộ môn để giải quyết các khó khăn trong vấn đề nghiên cứu.
5. Đội ngũ đào tạo - cơ sở vật chất - Đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao: 3 PGS, 6 TS và hợp tác giảng dạy với nhiều GS trong và ngoài nước. - Phòng học: cơ sở vật chất tốt. PTN của bộ môn và các PTN liên kết có đủ trang thiết bị nghiên cứu cho HVCH. - Thư viện truyền thống và thư viện online: Đáp ứng được nhu cầu tra cứu và học tập của HVCH. - Cơ sở học tập và nghiên cứu nằm tại khuôn viên trường ĐH KHTN cơ sở 1, trung tâm thành phố nên rất thuận lợi cho HV trong các vấn đề giao thông, sinh hoạt …
6. Sơ nét về chương trình đào tạo Đào tạo 2 năm: 1 năm học và 1 năm làm luận văn thạc sĩ (năm làm luận văn có thể nhận học bổng học tại các trường ĐH Đài Loan)
Cấu trúc chương trình đào tạo (46-60 tín chỉ tùy thuộc nhóm đối tượng). - Triết học - Ngoại ngữ - Phương pháp nghiên cứu khoa học - Kiến thực cơ sở chuyên ngành (bắt buộc và tự chọn). - Luận văn
7. Thông tin tuyển sinh Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh phải có bằng tốt nghiệp đại học đúng ngành vật lý, sư phạm lý, điện tử, khoa học vật liệu hay ngành phù hợp tại các trường đại học trên cả nước thì được dự thi vào các ngành Quang học. Hoặc có bằng tốt nghiệp đại học ngành gần với ngành dự thi và phải học bổ sung kiến thức trước khi dự thi.
Môn thi tuyển và hình thức ôn thi: - Môn cở bản: Toán cho vật lý - Môn cơ sở: Vật lý nguyên tử - Môn ngoại ngữ: theo yêu cầu chung của trường Trước kỳ thi tuyển sinh, Khoa và Bộ môn sẽ mở các lớp ôn tập kiến thức truyển sinh Thời gian thi tuyển (hàng năm): Tháng 5 và tháng 10 Thời gian nộp hồ sơ (hàng năm): Tháng 3 và tháng 8
KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CAO HỌC
Ngành: VẬT LÝ VÔ TUYẾN VÀ ĐIỆN TỬ
Chuyên ngành: VẬT LÝ ỨNG DỤNG
ÁP DỤNG KHÓA NĂM 2019
- Loại chương trình đào tạo:
- Chương trình nghiên cứu (dưới đây gọi là Phương thức 1 - PT1)
- Chương trình định hướng nghiên cứu (dưới đây gọi là Phương thức 2 - PT2)
- Chương trình định hướng ứng dụng (dưới đây gọi là Phương thức 3 - PT3)
- Khung chương trình:
- Thời gian đào tạo: chính qui 2 năm (24 tháng)
- Cấu trúc chương trình đào tạo:
Loại chương trình
Tổng số tín chỉ
Số tín chỉ
Kiến thức chung
Kiến thức cơ sở và CN
Luận văn
(triết, ngoại ngữ)
Bắt buộc
Tự chọn
Phương thức 1
61
3
12
26
20
Phương thức 2
60
3
12
30
15
Phương thức 3
60
3
12
35
10
- Khung chương trình:
Stt
Mã môn học
Tên môn học
Số tín chỉ
Tổng số
LT
TH,TN,TL
A
Phần kiến thức chung
3
3
0
MTR
Triết học
3
3
0
MNN
Ngoại ngữ
B
Phần kiến thức cơ sở và chuyên ngành
B.1
Môn học bắt buộc
12
MVL018
Nano điện tử
4
3
1
MVL019
Quang tử học nâng cao
4
3
1
MVL020
Kỹ thuật mô phỏng vật lý điện tử và plasma
4
2
2
B.2
Môn học tự chọn
30
MNC
Phương pháp Nghiên cứu khoa học
3
2
1
MVL003
Quang phổ ứng dụng
3
2
1
MVL007
Vật lý tinh thể
3
2
1
MVL008
Vật lý plasma nâng cao
3
2
1
MVL010
Thiết bị quang điện
3
2
1
MVL011
Quang điện tử bán dẫn nâng cao
3
2
1
MVL012
Kỹ thuật phân tích vật liệu rắn
3
2
1
MVL017
Vật liệu thông minh và ứng dụng
3
2
1
MVL021
Điện tử học phát xạ và ứng dụng
3
2
1
MVL022
Vật liệu nano từ và ứng dụng trong y sinh
3
2
1
MVL023
Thực tập các phương pháp chế tạo vật liệu có kích thước micro - nano
3
1
2
MVL024
Kỹ thuật chân không và màng mỏng
3
2
1
MVL025
Khoa học nano - cơ sở và ứng dụng
3
2
1
MVL026
Công nghệ chế tạo linh kiện bán dẫn
3
2
1
MVL027
Khuyết tật hóa học trong chất rắn
3
2
1
MVL144
Xử lý tín hiệu số
3
2
1
MVL029
Vật lý linh kiện điện tử và bán dẫn
3
2
1
MVL066
Xử lý ảnh
3
2
1
MVL167
Internet of things
3
2
1
Điện tử y sinh (Biomedical electronics) - chương trình hợp tác
3
2
1
Nguyên lý và ứng dụng của laser (Principle and application of laser) - chương trình hợp tác.
3
2
1
Quang tinh thể (Crystal Optics) - chương trình hợp tác.
3
2
1
Tính chất quang điện của vật liệu bán dẫn và thiết bị (Electro-Optical Semiconductor Physics and Devices) - chương trình hợp tác.
3
2
1
Thực nghiệm quang học (Experiments in Optics) - chương trình hợp tác.
3
1
2
Cơ lượng tử I (Quantum mechanics I) - chương trình hợp tác.
3
1
2
Điện động lực I (Electrodynamic I) - chương trình hợp tác.
3
1
2
Vật lý chất rắn (Solid state physics) - chương trình hợp tác.
3
1
2
MVL030
Chuyên đề mới
Các môn học từ các ngành khác của khoa Vật lý - Vật lý kỹ thuật
≤ 15
C
MLV
Luận văn tốt nghiệp
1
PT 1
Luận văn + Bài báo khoa học (*)
20
2
PT 2
Luận văn
15
3
PT 3
Luận văn
10
(*) Bài báo khoa học:
- Trước khi bảo vệ luận văn thạc sĩ học viên phải là tác giả chính (đứng tên đầu trong nhóm tác giả) của ít nhất 1 bài báo khoa học công bố nội dung hoặc một phần nội dung nghiên cứu của luận văn. Bài báo phải được đăng hoặc chấp nhận đăng trong các Tạp chí, Kỷ yếu khoa học được tính điểm thuộc danh mục do Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước qui định.
- Bài báo phải có tên Trường đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM là 1 trong các cơ quan chủ quản của học viên, cách trình bày như sau:
Ví dụ: Nguyễn Văn A (1), (2)
Tên tiếng Việt:
(1) Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM.
(2) tên tiếng Việt cơ quan chủ quản khác của học viên
Tên tiếng Anh:
(1) University of Science, Vietnam National University Ho Chi Minh City.
(2) tên tiếng Anh cơ quan chủ quản khác của học viên