Dù thời đại công nghệ có phát triển đến đâu thì nông lâm ngư nghiệp vẫn là nền tảng cốt lõi an sinh xã hội tại mọi quốc gia. Việt Nam là một đất nước nhiệt đới, điều kiện khí hậu ưu đãi lớn cho ngành nông lâm ngư nghiệp. Chính những đặc thù này đã thôi thúc Ms. Uptalent tìm hiểu ngành nông lâm ngư nghiệp và chia sẻ cơ hội việc làm trong nhóm ngành này đến bạn đọc. MỤC LỤC: 1-Tìm hiểu khái niệm 2- Các vị trí công việc trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp 3- Kỹ năng, tố chất cần thiết ở ứng viên nông lâm ngư nghiệp 4- Học ngành gì, yêu cầu bằng cấp 5- Mức lương và xu hướng phát triển của ngành nông lâm ngư nghiệp
>>> Xem thêm: Việc làm Nông / Lâm nghiệp / Ngư nghiệp tại HRchannels
1-Tìm hiểu khái niệm
Nông lâm ngư nghiệp là viết tắt của tổ hợp ba nhóm ngành Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Ngư nghiệp, đảm nhận vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp, cung cấp lương thực thực phẩm cho người dân. Trong đó:
1.1. Nông nghiệp là gì?
Nông nghiệp là ngành có tuổi thọ lâu đời nhất, phát triển cùng chiều dài lịch sử tiến hóa của loài người. Ngành nông nghiệp sử dụng những tài nguyên như đất đai, nguồn nước, hạt giống… để trồng trọt,chăn nuôi tạo ra luơng thực thực phẩm nuôi sống con người (gạo, ngô, khoai…), đồng thời tạo ra những thành phẩm được dùng làm nguyên liệu sản xuất trong ngành công nghiệp (bông sợi, vỏ trấu, tre nứa…)
1.2. Ngư nghiệp là gì?
Ngư nghiệp là ngành phụ trách nuôi trồng và khai thác hải sản. Hoạt động ngư nghiệp được tiến hành trên các ao hồ, sông ngòi, đầm suối, vùng biển trong phạm vi mỗi quốc gia. Thành quả của ngành ngư nghiệp không chỉ góp phần cung cấp thực phẩm cho con người (tôm, cá, mực…) mà còn góp phần bảo tồn, phát triển tài nguyên thủy hải sản quốc gia đang có nguy cơ cạn kiệt (cá nổi, cá tầng đáy…)
1.3. Lâm nghiệp là gì?
Lâm nghiệp là nơi hội tụ nhân lực tập trung phát triển rừng, chế biến lâm sản, quản lý và bảo vệ nguồn lợi từ rừng. Rừng trồng còn có chức năng phòng hộ, chống lũ, chống xói mòn đất, vì vậy trọng trách của nhân sự ngành lâm nghiệp liên quan rất lớn đến bảo đảm an sinh xã hội của người dân.
2- Các vị trí công việc trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp
Nông lâm ngư nghiệp cũng như nhiều ngành nghề khác, luôn hiện hữu nhiều vị trí công việc đa dạng nhằm thu hút và phát triển nhân lực giỏi theo từng hướng chuyên môn sâu khác nhau. Cụ thể, tốt nghiệp ngành nông lâm ngư nghiệp hiện nay, các bạn ứng viên có thể công tác tại các vị trí:
-
Phát triển trang trại nuôi trồng nông lâm ngư nghiệp
-
Giám sát dự án thi công cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông / lâm / ngư nghiệp
-
Chăm sóc, nuôi trồng nông / lâm / ngư nghiệp
-
Nghiên cứu và phát triển sản phẩm tại phòng thí nghiệm
-
Kiểm soát chất lượng sản phẩm và nguyên vật liệu sản xuất nông / lâm / ngư nghiệp
-
Marketing, tiếp thị, kinh doanh sản phẩm nông / lâm / ngư nghiệp
-
Phát triển, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm đa quốc gia
-
Đào tạo, huấn luyện, chuyển giao, hợp tác nhân lực ngành nông / lâm / ngư nghiệp…
Mỗi vị trí đều có cấp bậc nhân viên, chuyên viên đến quản lý. Yêu cầu tuyển dụng, quyền và nghĩa vụ sẽ thay đổi theo cấp độ thăng tiến của bạn.
>>> Xem thêm: Kỹ sư nông nghiệp là ai? Tất tần tật về kỹ sư nông nghiệp
3- Kỹ năng, tố chất cần thiết ở ứng viên nông lâm ngư nghiệp
Nhiệm vụ của ngành nông lâm ngư nghiệp đòi hỏi nhân sự phải tiếp cận môi trường phát triển đặc thù của từng nhóm ngành. Hơn thế nữa, nông lâm ngư nghiệp thời đại 4.0 đặt ra nhiều tiêu chuẩn làm việc gắn liền công nghệ hiện đại.
Do đó, kiến thức chuyên môn nông lâm ngư nghiệp học trên ghế nhà trường cần kết hợp chặt chẽ cùng các kỹ năng sau:
3.1. Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, phản biện
Mặc dù đối tượng làm việc trực tiếp là cây trồng, vật nuôi nhưng quá trình triển khai công việc sẽ không ít lần nhân viên nông lâm ngư nghiệp phải:
-
Giới thiệu, giải thích với người nông dân về những hạt giống mới, những cách thức canh tác hiện đại
-
Thuyết trình ý tưởng nghiên cứu nông lâm ngư nghiệp cải tiến
-
Phản biện những thắc mắc, nghi hoặc về hiệu quả ý tưởng mà nhân viên đưa ra…
Tất cả đều cần đến một kỹ năng giao tiếp linh hoạt, gắn kết chặt chẽ cùng chuyên môn đảm nhận.
3.2. Kỹ năng nghiên cứu, phân tích
Dự án phát triển nông lâm ngư nghiệp muốn mang lại kết quả cao đều cần tiến trình nghiên cứu từ nhu cầu thị trường, đặc tính sản phẩm đến năng lực triển khai của doanh nghiệp một cách thấu đáo. Kỹ năng nghiên cứu và phân tích này đặc biệt được yêu cầu cao đối với nhân sự phòng R&D và phòng Marketing.
>>> Bạn có thể tham khảo: 15 câu hỏi phỏng vấn vị trí kỹ sư nông nghiệp
3.3. Kỹ năng làm việc nhóm
Để nâng cao tính chuyên môn, cũng như tạo thuận lợi cho đội ngũ nhân sự theo sát kết quả công việc trong từng giai đoạn, hầu hết các doanh nghiệp đều phân nhỏ các chức năng thành những bộ phận chuyên biệt. Do đó, khi một dự án triển khai, mỗi thành viên phải phối hợp chặt chẽ cùng những đồng nghiệp khác trong cùng nhóm làm việc, hỗ trợ, đốc thúc, hướng dẫn nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ chung.
3.4. Kỹ năng quản lý thời gian
Do sự chuyên môn hóa cao trong các khía cạnh nhiệm vụ nông lâm ngư nghiệp nên nhóm nhiệm vụ được ít hơn nhưng số lượng dự án mà mỗi nhân sự đảm nhận cùng một lúc sẽ nhiều hơn. Có dự án mới bắt đầu, có dự án đã triển khai từ lâu… Chỉ có kỹ năng quản lý thời gian tốt mới giúp bạn theo sát tiến độ từng dự án và xử lý vấn đề kịp thời.
3.5. Kỹ năng tiếng Anh
Nông lâm ngư nghiệp phát triển theo hướng hiện đại luôn có sự giao thoa hợp tác và học hỏi kinh nghiệm từ nước bạn. Vì vậy, sở hữu năng lực ngoại ngữ tốt, đặc biệt là tiếng Anh, bạn sẽ rất thuận lợi trong cả việc tự học, tìm kiếm ý tưởng sản phẩm hoặc trao đổi công việc với đối tác nước ngoài.
3.6. Kỹ năng sử dụng tin học
Tin học văn phòng thành thạo là yêu cầu bắt buộc, ngoài ra, bạn còn phải sử dụng tốt các phần mềm chuyên dụng trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp mà doanh nghiệp yêu cầu. Công nghệ 4.0 rồi, dù bạn muốn hay không thì công việc vẫn sẽ gắn kết rất nhiều với mạng Internet, do đó, trau dồi kỹ năng tin học càng nhiều, sử dụng càng thuần thục, công việc sẽ càng thuận lợi.
3.7. Tính cách kiên trì, nhẫn nại
Thành phẩm đến từ nông lâm ngư nghiệp không thể ngày một ngày hai mà có được. Nhanh thì vài tháng, lâu có thể kéo dài đến 5 - 10 năm mới thu hoạch được. Do đó, đã làm việc trong tổ hợp nhóm ngành này thì nhân sự phải thật sự kiên nhẫn, chịu khó với mục tiêu mình được giao phó.
4- Học gì ra làm ngành nông lâm ngư nghiệp?
Các chuyên ngành cung cấp nhân lực cho nông lâm ngư nghiệp gồm các chuyên ngành học phổ biến sau:
-
Khoa học cây trồng
-
Nông nghiệp công nghệ cao
-
Quản lý đất đai
-
Khoa học môi trường
-
Chăn nuôi - Thú y
-
Lâm sinh
Tổ hợp nông lâm ngư nghiệp là những ngành thiên về kỹ thuật nên bạn sẽ có cho mình tấm bằng:
-
Kỹ sư nông / lâm / ngư nghiệp khi tốt nghiệp đại học
-
Cử nhân nông / lâm / ngư nghiệp khi tốt nghiệp cao đẳng
-
Trung cấp kỹ thuật nông / lâm / ngư nghiệp khi tốt nghiệp trung cấp nghề
Về phía nhà tuyển dụng, yêu cầu bằng cấp vẫn là tiêu chuẩn không thể thiếu khi tìm kiếm ứng viên. Tuy nhiên, để khuyến khích nhu cầu theo học ngành nông lâm ngư nghiệp, doanh nghiệp vẫn mở rộng cơ hội việc làm cho mọi bằng cấp sinh viên mới ra trường, chỉ cần bạn được đào tạo chuyên môn phù hợp vị trí ứng tuyển. Doanh nghiệp sẽ đào tạo bổ sung năng lực thực tế theo đặc thù hoạt động của tổ chức.
>>> Bạn có thể tham khảo: Tuyển dụng kỹ sư nông nghiệp có khó khăn gì?
5- Mức lương và xu hướng phát triển của ngành nông lâm ngư nghiệp
Hiện nay, thu nhập của nhân viên ngành nông lâm ngư nghiệp trung bình 9,7 triệu đồng/ tháng, dao động trong khoảng 8,1 - 11,3 triệu đồng / tháng. Đối với nhân sự có trên 5 năm kinh nghiệm, mức lương có thể đạt đến 20 triệu đồng / tháng cho cấp bậc kỹ sư.
Ngành nông lâm ngư nghiệp đã được chính phủ xác định là ngành kinh tế trọng điểm trong những năm tới. Các chính sách hỗ trợ phát triển nông lâm ngư nghiệp được triển khai đồng bộ từ cấp trung ương đến địa phương. Một thách thức lớn đối với ngành và cả nhân lực ngành chính là nông lâm ngư nghiệp ngày nay phải:
Kết hợp cùng kỹ thuật sản xuất hiện đại, tiêu biểu là hệ thống máy móc tiên tiến giúp tăng năng suất, đồng nhất thành phẩm, giảm cực nhọc cho người lao động
Ứng dụng công nghệ sản xuất sạch, tạo ra sản phẩm an toàn cho sức khỏe người dùng, có như vậy mới đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị trường Châu Âu,Châu Mỹ…, cải thiện thu nhập cho doanh nghiệp và hộ gia đình.
Nghiên cứu và dự đoán xu hướng tiêu thụ nông lâm ngư nghiệp tại nhiều thị trường, hạn chế tình trạng lệ thuộc những thị trường quen thuộc, chủ động ứng phó trước những biến động về nhu cầu tiêu thụ.
Hiện nay, nhu cầu trao đổi kinh nghiệm nông lâm ngư nghiệp giữa các quốc gia rất cao. Ngay từ khi còn là sinh viên, những bạn có thành tích học tập tốt đã có thể tham gia các chương trình trao đổi sinh viên với các nước khu vực Đông Nam Á. Sau khi tốt nghiệp, cơ hội xuất khẩu lao động ngành nông lâm ngư nghiệp luôn rộng mở tại nhiều quốc gia phát triển như Úc, Nhật, Mỹ… Thu nhập rất tốt, quan trọng là bạn sẽ có cơ hội học hỏi kinh nghiệm sản xuất nông lâm ngư nghiệp tiên tiến của nước bạn, phù hợp áp dụng tại quê nhà sau khi về nước.
Trải qua nhiều giai đoạn biến động, nhất là đợt dịch Covid - 19 vừa qua, xu hướng kinh tế toàn cầu đang dần quay lại nền tảng cốt lõi với sự đầu tư phát triển mạnh trong ngành nông lâm ngư nghiệp. Ms. Uptalent nhận thấy trong vài năm tới, nhu cầu tuyển dụng nhân lực tại ba ngành này chắc chắn sẽ tăng cao, nhưng là nông lâm ngư nghiệp hiện đại có gắn kết công nghệ sản xuất thông minh.Các bạn ứng viên cần lưu tâm để có hướng trau dồi phù hợp. - HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp Hotline: 08. 3636. 1080 Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com Website: https://hrchannels.com/ Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam Nguồn ảnh: internet