Ngành Xã hội học: Học gì? Học ở đâu? Ra trường làm gì?

Đối với nhiều người, Xã hội học là một ngành trừu tượng và khó hình dung. Ngành này cũng ít được nhắc đến hơn các ngành kinh tế, ngành công nghệ thông tin,… Tuy nhiên trong những năm trở lại đây, Xã hội học dần thể hiện tầm quan trọng và nhận được sự quan tâm của rất nhiều bạn học sinh khi lựa chọn ngành học và định hướng nghề nghiệp. Vậy ngành Xã hội học là gì?

1. Ngành Xã hội học là gì?

Ngành Xã hội học là một lĩnh vực trong khoa học xã hội nghiên cứu về cách xã hội hoạt động, tương tác và ảnh hưởng đến con người, xã hội.

ngành xã hội học
Ngành Xã hội học là gì?

Nó nghiên cứu các khía cạnh của cuộc sống xã hội, bao gồm các hành vi cá nhân và tập thể, tổ chức xã hội, quy tắc và chuẩn mực xã hội, quan hệ xã hội, tầng lớp xã hội, giới tính, chủng tộc, quyền lợi xã hội, cấu trúc xã hội, các hiện tượng xã hội khác.

Ngành Xã hội học cung cấp khung nhìn và phương pháp nghiên cứu để chúng ta hiểu cũng như giải thích sự biến đổi, phát triển của xã hội. Nó tập trung vào việc phân tích các mối quan hệ xã hội , cung cấp cái nhìn sâu sắc về văn hóa, quyền lực, tầng lớp xã hội, chính trị và các vấn đề xã hội khác.

Học ngành này, bạn có thể nghiên cứu và áp dụng kiến thức của mình trong nhiều lĩnh vực khác nhau như giáo dục, chính trị, tâm lý học xã hội, quản lý tổ chức, tư vấn xã hội và quan hệ công chúng.

Xem thêm: Ngành Công nghệ thông tin

2. Ngành Xã hội học học gì?

Mục tiêu của ngành Xã hội học là phân tích, khám phá hành vi, ý thức, mối quan hệ con người trong các xã hội khác nhau dựa trên quan điểm phổ quát toàn cầu. Theo học ngành này, sinh viên sẽ được cung cấp kiến thức sâu rộng về:

Theo đó, người học sẽ được giảng dạy các môn học nổi bật như:

Khung chương trình đào tạo của ngành này thường chia thành 4 năm.

Xem thêm: Mô tả công việc Quản lý Nhân sự

ngành xã hội học là gì
Ngành Xã hội học học gì?

3. Ngành Xã hội học ra làm gì?

Học ngành Xã hội học ra, bạn có thể đảm nhận rất nhiều vị trí công việc khác nhau như:

3.1 Nhân viên xã hội

Nhân viên xã hội có trách nhiệm nghiên cứu, lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động có tính xã hội trong các tổ chức. Công việc này nhằm đáp ứng nhiều mục đích xã hội khác nhau như giảm bớt bất bình đẳng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng, bảo vệ quyền lợi xã hội và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển xã hội.

Các nhiệm vụ cụ thể của nhân viên xã hội bao gồm: tư vấn, hỗ trợ xã hội, phân tích chính sách xã hội, quản lý dự án, xây dựng mạng lưới liên kết với các đối tác và tổ chức khác. Bạn cũng có thể tham gia vào công tác nghiên cứu, phân tích xã hội để hiểu rõ hơn về vấn đề xã hội và đề xuất các giải pháp phù hợp.

3.2 Công tác tư vấn trong các tổ chức chính phủ

Tốt nghiệp ngành Xã hội học, với kiến thức chuyên sâu về xã hội và nhân chủng học, bạn có thể trở thành các chuyên gia xã hội học đáng tin cậy, đóng vai trò quan trọng trong các tổ chức chính phủ. Công việc của các chuyên gia xã hội học tập trung vào việc tư vấn, xây dựng chính sách xã hội và thiết kế các kế hoạch triển khai chúng một cách hiệu quả.

Cụ thể, bạn sẽ nghiên cứu và phân tích những tình huống xã hội phức tạp, đồng thời đưa ra các khuyến nghị và giải pháp xã hội hóa để giải quyết các vấn đề đó. Công việc của bạn có thể liên quan đến xây dựng chính sách xã hội, đề xuất biện pháp cải cách xã hội hoặc triển khai các chương trình và dự án xã hội.

3.3 Nghiên cứu, giảng dạy trong các cơ sở đào tạo, nghiên cứu

Một sự lựa chọn hấp dẫn khác cho các bạn sau khi tốt nghiệp ngành Xã hội học là làm việc tại các trường học, trung tâm hoặc viện nghiên cứu về Xã hội học. Đây là công việc phù hợp cho những bạn có niềm đam mê với lĩnh vực này, đồng thời yêu thích việc truyền đạt kiến thức cho mọi người thông qua việc giảng dạy.

Làm việc trong lĩnh vực giáo dục, có có thể trở thành giáo viên hoặc nhân viên hỗ trợ giảng dạy. Bạn có thể chia sẻ kiến thức về xã hội học với học sinh, tạo ra môi trường học tập cởi mở và khuyến khích sự hiểu biết về xã hội, văn hóa đa dạng.

Ngoài ra, các bạn cũng có thể làm việc tại các trung tâm hoặc viện nghiên cứu về Xã hội học, nơi bạn có thể tiếp tục nghiên cứu về các vấn đề xã hội, tham gia vào các dự án nghiên cứu và phân tích. Điều này giúp bạn khám phá sâu hơn về xã hội học và đóng góp vào việc tạo ra các kiến thức mới trong lĩnh vực.

ngành xã hội học ra làm gì
Ngành Xã hội học ra làm gì?

3.4 Phóng viên, biên tập viên

Sự am hiểu sâu sắc về Xã hội học có thể trở thành một công cụ tuyệt vời nếu bạn quyết định làm phóng viên hoặc biên tập viên cho các cơ quan truyền thông. Kiến thức phong phú về hành vi xã hội của con người sẽ giúp bạn thực hiện công việc trong lĩnh vực truyền thông một cách xuất sắc.

Bạn có thể đặt câu hỏi sắc bén, nắm bắt được cấu trúc xã hội và tác động của nó đến cuộc sống hàng ngày của con người. Điều này giúp bạn tạo ra các bài báo, bài viết hoặc phân tích phản ánh chân thực về các vấn đề xã hội, quan hệ giữa các tầng lớp xã hội, tác động của các sự kiện xã hội đến cộng đồng.

Xem thêm: Biên tập viên là gì?

3.5 Nhân viên tổ chức sự kiện

Cử nhân tốt nghiệp ngành xã hội có thể trở thành nhân viên tổ chức sự kiện. Với những kiến thức và kỹ năng có được trong quá trình học tập, bạn sẽ thực hiện tốt công việc quản lý hậu cần trong sự kiện. Đồng thời, với sự sáng tạo, tính linh hoạt, bạn có khả năng phối hợp nhịp nhàng cùng các bên liên quan để tạo nên một sự kiện thành công.

Công việc của nhân viên tổ chức sự kiện chủ yếu xoay quanh việc lên ý tưởng, xây dựng kịch bản, điều phối, giám sát chương trình, giải quyết vấn đề phát sinh,… để sự kiện diễn ra một cách suôn sẻ.

3.6 Nhân viên truyền thông, marketing

Sau khi tốt nghiệp ngành xã hội, bạn cũng có thể ứng tuyển vào vị trí nhân viên truyền thông, marketing trong các tổ chức, doanh nghiệp,… trên toàn quốc. Khi làm việc tại vị trí này, bạn sẽ phụ trách việc xây dựng hình ảnh và thương hiệu của công ty. Bạn là người kết nối với công chúng/ khách hàng; xây dựng chiến lược quảng cáo, tiếp thị,…

Bằng cách sử dụng các phương tiện truyền thông, kỹ thuật số và các chiến lược quảng cáo hiệu quả, bạn sẽ giúp khách hàng có thêm hiểu biết và tăng sự quan tâm với sản phẩm/dịch vụ/thương hiệu/doanh nghiệp.

3.7 Nhân viên chăm sóc khách hàng

Nhân viên chăm sóc khách hàng cũng là một vị trí công việc mà cử nhân ngành xã hội thường lựa chọn. Khi làm việc tại vị trí nhân viên chăm sóc khách hàng, bạn sẽ vận dụng các kiến thức, kỹ năng được học vào việc giải quyết vấn đề, thắc mắc của khách hàng; từ đó duy trì và phát triển mối quan hệ với khách.

Sự am hiểu sâu sắc về sản phẩm/ dịch vụ cùng với kỹ năng giao tiếp xuất sắc là những yếu tố quan trọng đối với một nhân viên chăm sóc khách hàng.

3.8 Nhân viên nghiên cứu thị trường

Nhân viên nghiên cứu thị trường có nhiệm vụ thu thập và phân tích thông tin về thị trường, người tiêu dùng và đối thủ cạnh tranh. Bằng cách tiếp cận và hiểu rõ sự thay đổi trong nhu cầu, cũng như xu hướng thị trường, bạn có thể cung cấp số liệu và các đề xuất để Ban lãnh đạo công ty đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn.

3.9 Điều tra viên dự án xã hội

Điều tra viên dự án xã hội là những người nắm giữ vai trò quan trọng trong việc thu thập thông tin và đánh giá hiệu quả của các dự án xã hội. Khi làm việc tại vị trí này, bạn không chỉ thực hiện các cuộc điều tra, phân tích, đưa ra kết luận từ những kết quả thu được, mà còn đảm bảo rằng dự án hoạt động đúng mục tiêu và nhu cầu của cộng đồng.

Điều tra viên thường làm việc với cơ quan chính phủ, tổ chức phi lợi nhuận,… để đảm bảo tính hiệu quả và bền vững của các dự án xã hội.

3.10 Điều phối viên

Điều phối viên là người chịu trách nhiệm về việc sắp xếp, tổ chức, lập kế hoạch cho các hoạt động trong một tổ chức hoặc dự án. Nhiệm vụ chính của điều phối viên là đảm bảo rằng mọi công việc diễn ra một cách suôn sẻ và hiệu quả nhất.

Điều phối viên cũng là người quản lý nguồn lực, đảm bảo rằng có đủ nhân sự, tài chính, nguyên vật liệu,… để thực hiện công việc. Ngoài ra, điều phối viên còn giữ liên lạc chặt chẽ với các bên liên quan, để đảm bảo mọi người đều hiểu rõ về kế hoạch và mục tiêu của dự án.

3.11 Nhân viên công tác xã hội

Sau khi tốt nghiệp ngành xã hội, bạn cũng có thể ứng tuyển vào vị trí nhân viên công tác xã hội.

Nhân viên công tác xã hội là những chuyên gia có trách nhiệm giúp đỡ và hỗ trợ những người cần giúp đỡ trong cộng đồng. Tại vị trí này, bạn cần đánh giá nhu cầu của một cá nhân hoặc một nhóm. Sau đó, bạn sẽ phối hợp với các tổ chức và nguồn lực xã hội để cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho những đối tượng này.

Để trở thành nhân viên công tác xã hội, bạn cần rèn luyện kỹ năng lắng nghe, tư vấn, đồng cảm và học cách xây dựng kế hoạch hỗ trợ những đối tượng cần giúp đỡ, nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của họ.

3.12 Nhân viên phát triển cộng đồng

Nhân viên phát triển cộng đồng là một vị trí khác mà cử nhân ngành xã hội có thể ứng tuyển.

Khi làm việc tại vị trí này, bạn cần sử dụng các kiến thức, kỹ năng chuyên nghiệp tác động vào cộng đồng, làm thay đổi bộ mặt cộng đồng theo hướng tích cực. Bạn có thể giúp cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng đáp ứng nhu cầu, tăng cường năng lực giải quyết vấn đề.

3.13 Quản trị nhân sự

Nhân viên quản trị nhân sự chịu trách nhiệm về việc quản lý và phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức. Công việc của bạn khi làm việc tại vị trí này bao gồm tuyển dụng, đào tạo, quản lý hiệu suất và giải quyết các vấn đề về nhân sự. Bạn cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng môi trường làm việc tích cực và khuyến khích sự phát triển cá nhân, cũng như sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp.

3.14 Bán hàng

Sau khi tốt nghiệp ngành xã hội, bạn có thể ứng tuyển vào vị trí nhân viên bán hàng, nhân viên kinh doanh. Tại vị trí này, bạn sẽ chịu trách nhiệm tìm kiếm, kết nối, giới thiệu và bán sản phẩm cho khách hàng. Đồng thời, bạn cũng có trách nhiệm xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng và biến họ thành khách hàng lâu dài của doanh nghiệp.

Nhân viên bán hàng là một trong những vị trí có nhu cầu tuyển dụng cao nhất hiện nay. Vì họ có ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu của một doanh nghiệp.

4. Ngành Xã hội học học trường nào?

Vấn đề xã hội ngày càng nhức nhối, hiện đây cũng là ngành học đang có xu hướng cần thiết trong thị trường lao động. Bạn chẳng phải lo lắng rằng Xã hội học ra làm gì, bởi nếu có định hướng rõ ràng và rèn luyện các kiến thức và kỹ năng cần thiết thì cơ hội nghề nghiệp rất cao.

Hiện nay có rất nhiều cơ sở đào tạo, các trường đại học, cao đẳng đã có ngành học này trong chương trình giảng dạy của nhà trường.

Khu vực Trường Khối thi Điểm thi Ghi chú 2020 2021 2022 2023 Miền Bắc Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - ĐH Quốc gia HN A01, C00, D01, D04, D06, D78, D83 17.5 - 25.75 23.1 - 27.1 22 - 27.75 24 - 26.50 Điểm hệ 30 Đại học Công đoàn A01, C00, D01 14.5 17.75 15,3 20 Điểm hệ 30 Học viện báo chí và tuyên truyền D01; R22, A16, C15 22.85 - 23.85 24.4 - 25.4 24.46 - 25.46 24.85 - 25.85 Điểm hệ 30 Miền Trung Đại học Khoa học - Đại học Huế C00; C19; D01; D14 15.75 15 15.5 15.5 Điểm hệ 30 Đại học Đà Lạt 00; C19; C20; D66 15 16 16 15 - 18 Điểm hệ 30 Miền Nam Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP.HCM A00; D01; D14; C00 24 - 25 25.2 - 25.6 23.8 - 25.3 24.5 - 26 Điểm hệ 30 Đại học Mở TP.HCM A01; C00; D01; D02; D03; D04; D05; D06; D78; D79; D80; D81; D82; D83; DH8; DD2 19.5 23.1 22 24.1 Điểm hệ 30 Đại học Văn Hiến A00; C00; D01; C04 15.5 16 21 16.5 Điểm hệ 30 Đại học Tôn Đức Thắng A00; A01; D01; D07 29.25 32.9 28.5 31.25 - 33.75 Điểm hệ 40 Miền Trung Đại học Cần Thơ A01; C00; C19; D01 24 25.75 25.75 26.1 Điểm hệ 30 Đại học Bình Dương A01,A09,C00,D01 - 14 - 15 Điểm hệ 30

5. Tố chất cần có để theo đuổi ngành Xã hội học

ngành xã hội học học gì
Tố chất cần có để theo đuổi ngành Xã hội học

Nếu bạn sở hữu những tố chất dưới đây, ngành xã hội học rất phù hợp với bạn.

5.1 Sự tò mò & quan tâm đến các vấn đề xã hội

Khi quan tâm đến các vấn đề xã hội, bạn thường:

5.2 Khả năng nghiên cứu, phân tích chuyên sâu

Sinh viên xã hội học cần dành rất nhiều thời gian để quan sát và thu thập thông tin, dữ liệu trong suốt quá trình học tập và sau khi đã đi làm. Điều đó đòi hỏi người học phải có khả năng nghiên cứu và phân tích.

5.3 Thấu hiểu người khác

Nếu muốn theo đuổi ngành xã hội học, bạn cần có khả năng đánh giá các khía cạnh khác nhau của xã hội ảnh hưởng thế nào đến tình cảm, hành vi, thể chất của con người.

5.4 Lo lắng về những vấn đề trong xã hội

Một sinh viên xã hội học thường cảm thấy lo lắng và tức giận về các vấn đề trong xã hội như phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính, bất bình đẳng giàu nghèo. Họ thường tự hỏi bản thân tại sao những điều này tồn tại và làm gì để ngăn chặn chúng.

5.5 Tin tưởng vào khả năng thay đổi xã hội của con người

Sinh viên xã hội học thường tin rằng con người có khả năng tạo ra những thay đổi tích cực, có ý nghĩa đối với thế giới hiện tại của chúng ta. Chỉ khi đó, họ mới nỗ lực hết mình để nghiên cứu về các vấn đề trong xã hội và tìm ra giải pháp cho các vấn đề đó.

5.6 Thích tìm hiểu các quy luật trong đời sống xã hội

Để học tốt ngành xã hội, việc thích tìm hiểu các quy luật trong đời sống xã hội là một tố chất quan trọng. Sự hiểu biết về cấu trúc và chuyển động của xã hội giúp bạn có thể đưa ra nhận định sâu sắc về những vấn đề xã hội đang diễn ra và cách chúng ảnh hưởng đến cộng đồng.

5.7 Suy nghĩ sâu sắc, độc lập, sáng tạo

Sự suy nghĩ sâu sắc, khả năng độc lập và tư duy sáng tạo là những phẩm chất quan trọng đối với người theo học ngành xã hội học. Những tố chất này giúp bạn phân tích và đưa ra giải pháp sáng tạo cho các vấn đề xã hội phức tạp. Điều này đặc biệt quan trọng trong việc tìm kiếm và áp dụng kiến thức vào thực tế.

5.8 Chăm chỉ, chịu khó, ngăn nắp, tỉ mỉ

Sinh viên ngành xã hội cần có tính chăm chỉ, chịu khó, đồng thời phải có sự ngăn nắp tỉ mỉ trong quá trình nghiên cứu và phân tích dữ liệu xã hội. Những phẩm chất này giúp bạn tận dụng triệt để thông tin và đảm bảo tính chính xác trong quá trình làm việc.

5.9 Có khả năng tự tổ chức công việc, khả năng tự học, tự nghiên cứu

Khả năng tự tổ chức công việc, tự học, tự nghiên cứu là những kỹ năng quan trọng giúp sinh viên xã hội học không chỉ tự tin mà còn linh hoạt trong quá trình học và làm việc. Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn cần tham gia vào các dự án nghiên cứu và đi thực tập.

5.10 Không ngừng nâng cao kiến thức chuyên môn, kiến thức xã hội

Trong lĩnh vực xã hội, thông tin và kiến thức liên quan đến các vấn đề xã hội, tâm lý, chính trị,… thường xuyên thay đổi. Việc không ngừng nâng cao kiến thức chuyên môn giúp bạn nắm bắt các xu hướng mới và không bị “lạc hậu”. Không dừng lại ở đó, việc nâng cao kiến thức chuyên môn còn giúp bạn phát triển kỹ năng nghiên cứu, từ việc thu thập đến phân tích dữ liệu và đưa ra kết luận. Ngoài ra, tố chất này cũng giúp bạn hiểu rõ hơn về sự đa dạng văn hóa và nhận thức đúng đắn về các vấn đề quan trọng trong cộng đồng.

Tựu trung, ngành Xã hội học là ngành học có ý nghĩa thực tiễn cao và có cơ hội làm việc lớn trong thị trường lao động. Mong rằng những thông tin về ngành trên đây đã giúp bạn biết gợi mở được định hướng nghề nghiệp. Chúc bạn thành công trên con đường sự nghiệp tương lai.

Tham khảo thêm Blog JobsGO, tra cứu La Bàn Hướng Nghiệp để có cái nhìn chính xác hơn về ngành nghề nghề hiện nay nhé.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên:

Link nội dung: https://marketingalpha.vn/hoc-xa-hoi-hoc-ra-lam-gi-a32013.html