Ấn tượng đầu tiên với giám khảo IELTS Speaking rất quan trọng. Một khởi đầu tốt đẹp sẽ tạo cảm hứng cho phần thi về sau suôn sẻ hơn. Đôi khi chỉ cần một vài câu chào đơn giản hoặc lời giới thiệu là đủ để bạn tạo ấn tượng với giám khảo. Bài viết này sẽ gợi ý một số quy tắc và cách chào hỏi giám khảo IELTS Speaking tạo ấn tượng và thiện cảm.
Ngay khi bạn bước qua cánh cửa phòng thi, Examiner bắt đầu suy nghĩ, đánh giá về bạn qua dáng vẻ, thái độ và hành động. Việc chủ động tìm cách chào hỏi giám khảo IELTS Speaking khi vừa gặp mặt hay tạm biệt lúc đã thi xong một cách lịch sự và phù hợp sẽ mang tới rất nhiều giá trị tốt đẹp!
“Hãy mỉm cười và mọi người sẽ mỉm cười lại với bạn”. Còn nếu vốn là người nghiêm túc, bạn vẫn nên thực hiện những quy tắc xã giao cơ bản để thể hiện con người văn minh, tạo sự tự tin cởi mở cho bản thân trong phòng thi nhé.
Đôi khi phòng thi có thể mở điều hòa khá lạnh. Vì vậy bạn nên mang theo áo khoác mỏng. Bài thi Nói sẽ tốt hơn nếu bạn cảm thấy ấm áp chứ không phải “lạnh run cầm cập” nhé. Có thực mới vực được đạo, bạn cần ăn đủ chất, uống nước ấm đầy đủ để có một chiếc bụng “ấm no” vào thi nói. Năng lượng Nói của bạn sẽ được tốt nhất.
Hãy nhớ nở nụ cười khi chào. Câu chào cần phù hợp với thời gian trong ngày. Tùy vào thời điểm thi mà bạn có thể nói “good morning”, “good afternoon” hay “good evening”.
Một số thí sinh có thể sẽ đứng cạnh chiếc ghế và hỏi “Please can I sit”. Trong trường hợp này, “can” không phải là từ nên dùng, nó là từ chỉ thẩm quyền.
Cụm đúng phải là “Please may I sit”. Khi bạn được mời ngồi, đừng quên nói cảm ơn.
Bất cứ khi nào bạn yêu cầu điều gì đó từ giám khảo, hãy luôn sử dụng từ “May”. Từ “Can” đại diện cho thẩm quyền và không đủ nhã nhặn, lịch sự. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên nói “Cảm ơn” với giám khảo.
Bạn sẽ được hỏi tên của mình trước tiên. Khi giám khảo hỏi tên của bạn, phản xạ của nhiều người sẽ bắt đầu với my name is. Tuy nhiên, người bản ngữ thường rút gọn và ít khi mở đầu như vậy.
Một câu trả lời tự nhiên sẽ là “my name’s …” Sau đó giám khảo sẽ hỏi những câu như “Are you comfortable?” “Can we commence the Speaking test?”. Hãy luôn trả lời những câu hỏi này một cách lịch sự và đầy đủ.
Ngoài ra, hãy chuẩn bị câu trả lời NGẮN GỌN cho một số câu hỏi cố định và phổ biến của giám khảo như “Are you comfortable?”, “Shall we begin the IELTS Speaking test?
Phần mở đầu bài thi này giúp bạn có được tâm lý thoải mái. Đồng thời, nó cũng sẽ tạo ấn tượng đầu tiên cho giám khảo. Sự tương tác qua lại giúp giám khảo có thời gian để hiểu rõ hơn về bạn. Họ cũng có thể muốn tìm hiểu xem bạn đi làm hay còn đang đi học? Và sở thích của bạn là gì?
Mục đích của kỳ thi nói IELTS là để khai thác khả năng giao tiếp, nghe hiểu tiếng Anh của bạn khi sống hoặc học tập, làm việc tại nước ngoài. Giám thị quan tâm cách bạn nói, khả năng nghe hiểu, phát âm, vốn từ vựng của bạn, hơn là những gì bạn nói. Vì vậy không có quy chuẩn nội dung đúng sai hay định hướng bạn phải trả lời theo hướng nào. Miễn sao câu trả lời không lạc đề là ổn nhé.
Đảm bảo rằng bạn nghe kỹ, hiểu đúng và trả lời các câu hỏi một cách chắc chắn và hoàn chỉnh. Tốc độ nói cũng là dấu hiệu thể hiện mức độ lo lắng, hồi hộp. Không nên trả lời ề à, rời rạc nhưng cũng hãy cố gắng giữ nhịp độ ổn định, “hãm phanh” để không nói quá nhanh, có khoảng nghỉ phù hợp, giúp giám thị nghe rõ điều bạn đang nói.
Sau phần giới thiệu, giám khảo sẽ đưa ra một chủ đề đơn giản, quen thuộc. Chủ đề này có thể liên quan đến thể thao, truyền hình, sở thích hoặc thời tiết. Đây là những câu hỏi chung chung. Chúng đòi hỏi những câu trả lời khái quát. Hãy đảm bảo rằng bạn trả lời chính xác bằng các câu hoàn chỉnh.
Đừng nói quá nhanh vì như vậy sẽ khiến giám khảo khó mà hiểu được bạn. Nói chậm cho phép bạn có thêm thời gian để suy nghĩ và giảm khả năng mắc lỗi.
Tốc độ nói sẽ là tín hiệu để giám khảo biết được rằng bạn đang lo lắng. Nếu bạn nói không tròn vành rõ chữ, rất khó để giám khảo hiểu được. Hãy tận dụng những khoảng dừng. Chúng khiến cho bài nói của bạn trở nên dễ hiểu và giúp bạn kết nối những suy nghĩ của mình.
Bạn nên bắt đầu bằng lời chào và nụ cười tự nhiên. Nếu giám khảo hỏi tên của bạn, hãy trả lời họ.
Đừng lo lắng khi giám khảo không hỏi tên bạn. Họ có thể xem nó ở thẻ định danh mà. Khi giám khảo yêu cầu thẻ định danh, đừng giơ lên trước mặt họ hay đưa thẻ trong im lặng nhé.
Khi giám khảo yêu cầu “may I see your identity document” thì bạn nên nói rằng “With pleasure sir” hoặc câu gì đó lịch sự tương tự.
Thi xong lúc nào cũng như trút được gánh nặng. Nhưng đừng để cảm xúc hưng phấn quá hoặc thất vọng quá vì thi chưa tốt làm bạn quên tịt luôn việc chào tạm biệt giám thị nhé.
Trên đây là một số gợi ý về cách chào hỏi tạo ấn tượng với giám khảo IELTS Speaking. Mong rằng với những gợi ý này, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi bắt đầu bài thi và sớm đạt điểm số mong muốn.
Nếu quý phụ huynh và các em học sinh gặp bất kỳ khó khăn nào trong quá trình học thi, đừng ngại ngần chia sẻ với 4WORDS để nhận nhiều tư vấn hữu ích và hỗ trợ nhiệt tình. Trung tâm dẫn đầu về thành tích đào tạo IELTS - SAT. Học viên 4WORDS đạt nhiều kỳ tích như 8.5 IELTS, tuyệt đối 1600/1600 SAT!
Xem thêm: Cẩm nang học tập và tận dụng IELTS từ A - Z (Phần 1): “Mình đã từng rất ghét môn Tiếng Anh”
Link nội dung: https://marketingalpha.vn/cach-chao-hoi-khi-thi-speaking-a33339.html