Nước Mỹ hay còn gọi là Hoa Kỳ là một quốc gia ở Tây Bán cầu. Hoa Kỳ có tất cả là 50 tiểu bang. Lãnh thổ hoa kỳ phần lớn nằm trong vành đai khí hậu cận nhiệt và ôn đới. Trong số 50 tiểu bang này, 48 tiểu bang tiếp giáp nhau, nghĩa là chúng được kết nối trực tiếp. 48 tiểu bang này đều nằm ở khu vực trung tâm của Bắc Mỹ giữa Mexico và Canada. Hai tiểu bang khác là Alaska và Hawaii. Alaska nằm ở phía tây bắc của lục địa Bắc Mỹ trong khi Hawaii nằm trên một quần đảo ở giữa Thái Bình Dương. Ngoài ra, Hoa Kỳ còn có nhiều lãnh thổ thuộc Mỹ ở Thái Bình Dương và vùng Caribbean. Hoa Kỳ có chung biên giới với Canada và México và một vùng nước giáp với Nga.
Lãnh thổ Hoa Kỳ (tiếng Anh: United States territory) là bất cứ vùng đất mở rộng nào nằm dưới thẩm quyền pháp lý của chính phủ liên bang Hoa Kỳ, trong đó gồm có tất cả những vùng nước (quanh các đảo hay thềm lục địa) và tất cả các con tàu của Hải quân Hoa Kỳ. Theo truyền thống, Hoa Kỳ luôn tuyên bố chủ quyền đối với việc khám phá, khai thác, bảo tồn và quản lý lãnh thổ của mình. Tầm mức lãnh thổ như thế bao gồm tất cả các khu vực thuộc sở hữu hay được đặt dưới quyền của chính phủ liên bang Hoa Kỳ (chúng bao gồm những mảnh đất nằm xa Hoa Kỳ) cho mục đích hành chính và các mục đích khác. Toàn bộ lãnh thổ Hoa Kỳ bao gồm tập hợp các phân cấp hành chính.
Lãnh thổ Hoa Kỳ bao gồm bất cứ địa dư nào nằm dưới quyền kiểm soát của chính phủ liên bang Hoa Kỳ. Nhiều phân cấp hành chính, khu vực và vùng khác nhau đều nằm dưới sự giám sát của chính phủ liên bang Hoa Kỳ. Lãnh thổ Hoa Kỳ bao gồm các khu vực địa dư có định nghĩa rõ rệt và ám chỉ đến một vùng đất, vùng không hay vùng biển nằm dưới thẩm quyền của chính phủ liên bang Hoa Kỳ (nhưng không chỉ giới hạn vào các vùng như vừa nói). Tầm mức lãnh thổ là tất cả các vùng sở hữu hay dưới thẩm quyền của chính phủ liên bang Hoa Kỳ (chúng bao gồm các mãng đất nằm xa Hoa Kỳ) cho mục đích hành chính hay mục đích khác.
Hoa Kỳ là quốc gia có tổng diện tích lớn thứ ba hoặc thứ tư trên thế giới, trước hoặc sau Trung Quốc, tùy theo hai lãnh thổ mà Ấn Độ và Trung Quốc đang tranh chấp có được tính vào lãnh thổ Trung Quốc hay không. Nếu chỉ tính về phần mặt đất thì Hoa Kỳ lớn hạng ba sau Nga và Trung Quốc nhưng đứng ngay trước Canada (Canada lớn hơn Hoa Kỳ về tổng diện tích nhưng phần lớn lãnh thổ phía bắc của Canada phủ băng tuyết, không phải là mặt đất). Hoa Kỳ lục địa trải dài từ Đại Tây Dương đến Thái Bình Dương và từ Canada đến México và Vịnh Mexico. Alaska là tiểu bang lớn nhất về diện tích, giáp Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương và bị Canada chia cách khỏi Hoa Kỳ lục địa. Hawaii gồm một chuỗi các đảo nằm trong Thái Bình Dương, phía tây nam Bắc Mỹ. Puerto Rico, lãnh thổ quốc hải đông dân nhất và lớn nhất của Hoa Kỳ, nằm trong đông bắc Caribbe. Trừ một số lãnh thổ như Guam và phần cận tây nhất của Alaska, hầu như tất cả Hoa Kỳ nằm trong tây bán cầu.
Đồng bằng sát duyên hải Đại Tây Dương nhường phần xa hơn về phía bên trong đất liền cho các khu rừng dễ rụng lá theo mùa và các ngọn đồi trập chùng của vùng Piedmont. Dãy núi Appalachia chia vùng sát duyên hải phía đông ra khỏi vùng Ngũ Đại Hồ và thảo nguyên Trung Tây. Sông Mississippi - Missouri là hệ thống sông dài thứ tư trên thế giới chảy qua giữa nước Mỹ theo hướng chính là bắc - nam. Vùng đồng cỏ phì nhiêu và bằng phẳng của Đại Bình nguyên trải dài về phía tây. Dãy núi Rocky ở rìa phía tây của Đại Bình nguyên kéo dài từ bắc xuống nam băng ngang lục địa và có lúc đạt tới độ cao hơn 14.000 ft (4.300 m) tại Colorado. Vùng phía tây của dãy núi Rocky đa số là hoang mạc như Hoang mạc Mojave và Đại Bồn địa có nhiều đá. Dãy núi Sierra Nevada chạy song song với dãy núi Rocky và tương đối gần duyên hải Thái Bình Dương. Ở độ cao 20.320 ft (6.194 m), núi Denali của Alaska là đỉnh cao nhất của Hoa Kỳ. Các núi lửa còn hoạt động là thường thấy khắp Quần đảo Alexander và Quần đảo Aleutian. Toàn bộ tiểu bang Hawaii được hình thành từ các đảo núi lửa nhiệt đới. Siêu núi lửa nằm dưới Công viên Quốc gia Yellowstone trong dãy núi Rocky là một di thể núi lửa lớn nhất của lục địa.
Vì Hoa Kỳ có diện tích lớn và có nhiều địa hình rộng lớn nên Hoa Kỳ gần như có tất cả các loại khí hậu. Khí hậu ôn hòa có ở đa số các vùng, khí hậu nhiệt đới ở Hawaii và miền Nam Florida, khí hậu địa cực ở Alaska, nửa khô hạn trong Đại Bình nguyên phía Tây kinh tuyến 100 độ, khí hậu hoang mạc ở Tây Nam, khí hậu Địa Trung Hải ở duyên hải California, và khô hạn ở Đại Bồn địa. Thời tiết khắc nghiệt thì hiếm khi thấy - các tiểu bang giáp ranh Vịnh Mexico thường bị đe dọa bởi bão và phần lớn lốc xoáy của thế giới xảy ra trong Hoa Kỳ lục địa, chủ yếu là miền Trung Tây.
Một vùng quốc hải (tiếng Anh: insular area) là một lãnh thổ của Hoa Kỳ nhưng không thuộc bất cứ tiểu bang nào trong 50 tiểu bang Hoa Kỳ và cũng không thuộc Đặc khu Columbia (Thủ đô Washington).
Vùng quốc hải là thuật ngữ được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ dùng để chỉ tất cả các thịnh vượng chung, quốc gia liên kết tự do, vùng sở hữu hay lãnh thổ mà Hoa Kỳ kiểm soát. Trong các văn bản khác, các vùng quốc hải có thể được diễn tả như là các đất phụ thuộc, đất bảo hộ hoặc vùng phụ thuộc. (Các khu phụ thuộc không nhất thiết là dưới quyền pháp lý chính thức của Hoa Kỳ.)
Vì các vùng quốc hải là những lãnh thổ chưa được hợp nhất (Ghi chú: “hợp nhất” có nghĩa là vĩnh viễn không thể tách rời khỏi Hoa Kỳ) vào Hoa Kỳ nên theo Hiến pháp Hoa Kỳ, cư dân được sinh ra tại các vùng quốc hải không phải là công dân Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Quốc hội Hoa Kỳ đã mở rộng quyền công dân cho tất cả các vùng quốc hải có người sinh sống, trừ Samoa thuộc Mỹ. Các công dân này có thể bầu cử và tranh cử tại bất cứ nơi nào dưới quyền pháp lý chính thức của Hoa Kỳ mà họ là cư dân. Cư dân Samoa thuộc Mỹ là “kiều dân” của Hoa Kỳ, không phải là công dân Hoa Kỳ; họ có quyền di chuyển khắp nơi hay làm việc trên toàn Hoa Kỳ mà không bị hạn chế về vấn đề di cư nhưng không thể bầu cử hay tranh cử bên ngoài Samoa thuộc Mỹ.
Cư dân các vùng quốc hải không đóng thuế liên bang Hoa Kỳ, không tham dự bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ và không bỏ phiếu chọn đại biểu Quốc hội Hoa Kỳ. Hàng hóa sản xuất tại các vùng quốc hải được dán nhãn hiệu “Sản xuất tại Hoa Kỳ.”
Hoa Kỳ hiện tại điều hành quản lý 16 lãnh thổ được gọi là các vùng quốc hải:
Đảo Palmyra là lãnh thổ hợp nhất duy nhất còn lại, không có chính quyền nên được gọi là chưa được tổ chức. Các vùng quốc hải còn là các lãnh thổ chưa hợp nhất của Hoa Kỳ. Puerto Rico và Quần đảo Bắc Mariana được xếp loại là thịnh vượng chung.
Link nội dung: https://marketingalpha.vn/ban-do-nuoc-my-phong-to-a33767.html