Viêm đường tiết niệu có tự khỏi không? Bao lâu khỏi và cách điều trị

Viêm đường tiết niệu là tình trạng viêm tại hệ tiết niệu, gây triệu chứng rối loạn tiểu tiện. Vậy viêm đường tiết niệu có tự khỏi không? Bệnh thường kéo dài bao lâu và cần điều trị như thế nào để nhanh khỏi bệnh? Tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây!

1Viêm đường tiết niệu là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm đường tiết niệu là gì?

Hệ tiết niệu đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng bao gồm lọc máu để đào thải chất độc ra ngoài qua nước tiểu và cân bằng hệ nội môi của cơ thể. Hệ tiết niệu của mỗi người bao gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo.

Viêm đường tiết niệu là tình trạng viêm tại bất kỳ phần nào của hệ tiết niệu. Bệnh thường gặp ở nữ nhiều hơn nam và được chia thành 2 nhóm chính:

Vi khuẩn xâm nhập và tấn công đường tiểu gây viêm đường tiết niệu

Vi khuẩn xâm nhập và tấn công đường tiểu gây viêm đường tiết niệu

Nguyên nhân và triệu chứng viêm đường tiết niệu

Có nhiều nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu nhưng chủ yếu do vi khuẩn từ niệu đạo xâm nhập vào đường tiểu.

Trong đó, vi khuẩn E.coli là tác nhân gây bệnh thường gặp nhất cùng với các vi khuẩn Gram âm đường ruột khác. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:

Các triệu chứng viêm đường tiết niệu thường gặp bao gồm:

Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp vi khuẩn có mặt tại đường tiết niệu nhưng không gây bất kỳ triệu chứng nào và được gọi là viêm đường tiết niệu không triệu chứng.

Tiểu buốt, đau khi đi tiểu là dấu hiệu đặc trưng của viêm đường tiết niệu

Tiểu buốt, đau khi đi tiểu là dấu hiệu đặc trưng của viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không?

Viêm đường tiết niệu nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng nặng nề, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh. Một số biến chứng thường gặp bao gồm:

Vi khuẩn gây viêm đài bể thận có thể xâm nhập vào máu gây nhiễm khuẩn huyết

Vi khuẩn gây viêm đài bể thận có thể xâm nhập vào máu gây nhiễm khuẩn huyết

2Viêm đường tiết niệu có tự khỏi không?

Viêm đường tiết niệu không thể tự khỏi mà cần phải điều trị bằng thuốc kháng sinh. Ngoài ra, trong quá trình dùng thuốc, người bệnh cũng cần thay đổi thói quen sinh hoạt để nhanh hết bệnh bao gồm:

Uống nhiều nước giúp tăng đào thải vi khuẩn qua nước tiểu

Uống nhiều nước giúp tăng đào thải vi khuẩn qua nước tiểu

3Viêm đường tiết niệu có chữa được không?

Viêm đường tiết niệu nếu được phát hiện, chẩn đoán sớm sẽ có thể điều trị đơn giản và đem lại hiệu quả điều trị cao. Người bệnh sau điều trị sẽ khỏi bệnh hoàn toàn.

Ngược lại, những trường hợp chẩn đoán muộn khi bệnh tiến triển gây biến chứng nặng nề có thể gây đe dọa tính mạng người bệnh hoặc để lại di chứng tổn thương thận vĩnh viễn.

Viêm đường tiết niệu không biến chứng có thể điều trị khỏi hoàn toàn

Viêm đường tiết niệu không biến chứng có thể điều trị khỏi hoàn toàn

4Phương pháp điều trị viêm đường tiết niệu

Tùy theo vị trí nhiễm trùng trên lâm sàng, mức độ và căn nguyên gây bệnh, bác sĩ sẽ quyết định lựa chọn biện pháp điều trị phù hợp.

Bác sĩ sẽ quyết định biện pháp điều trị theo mức độ bệnh

Bác sĩ sẽ quyết định biện pháp điều trị theo mức độ bệnh

5Các phương pháp hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu

Uống đủ nước

Uống đủ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày giúp bài tiết nước tiểu liên tục. Luồng nước tiểu di chuyển từ trên xuống dưới và bài xuất ra ngoài sẽ đào thải vi khuẩn khỏi hệ tiết niệu.

Đi tiểu khi có nhu cầu

Nhịn tiểu làm nước tiểu ứ đọng thời gian dài trong bàng quang, tạo điều kiện cho vi khuẩn ngược dòng lên gây viêm đường tiết niệu. Do đó, bạn nên đi tiểu ngay khi có cảm giác buồn tiểu.

Nhịn tiểu làm tăng nguy cơ bị viêm đường tiết niệu

Nhịn tiểu làm tăng nguy cơ bị viêm đường tiết niệu

Bổ sung Vitamin C

Vitamin C có vai trò quan trọng giúp hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch. Bổ sung thông qua các loại thực phẩm, hoa quả hoặc bằng chế phẩm bổ sung vitamin C giúp hỗ trợ chức năng miễn dịch toàn thân và tại đường tiết niệu.

Sử dụng men vi sinh

Men vi sinh là sản phẩm có chứa các lợi khuẩn đường ruột. Sử dụng men vi sinh hoặc các thực phẩm bổ sung lợi khuẩn như sữa chua, phô mai có tác dụng củng cố hàng rào bảo vệ niêm mạc của đường tiết niệu.

Vệ sinh vùng kín

Vi khuẩn gây bệnh thường xâm nhập từ bên ngoài di chuyển ngược dòng lên bàng quang thông qua lỗ niệu đạo. Do đó, việc đảm bảo vệ sinh vùng kín bằng dung dịch vệ sinh vừa để phòng bệnh vừa có tác dụng hỗ trợ nhanh khỏi bệnh và giảm nguy cơ tái phát.

Tuy nhiên, bạn cần chú ý không thụt rửa quá sâu hoặc thô bạo sẽ gây xây xước niêm mạc và tránh dùng xà phòng có tính tẩy mạnh vì làm thay đổi môi trường âm đạo.

Người bệnh cần vệ sinh vùng kín nhẹ nhàng, sạch sẽ hàng ngày

Người bệnh cần vệ sinh vùng kín nhẹ nhàng, sạch sẽ hàng ngày

6Cách phòng ngừa viêm đường tiết niệu hiệu quả

Một số biện pháp phòng ngừa viêm đường tiết niệu hiệu quả bao gồm:

Sử dụng vòi sen giúp hạn chế nguy cơ viêm đường tiết niệu hơn tắm bồn

Sử dụng vòi sen giúp hạn chế nguy cơ viêm đường tiết niệu hơn tắm bồn

7Khi nào cần gặp bác sĩ?

Dấu hiệu

Một số dấu hiệu bất thường về đường tiểu cần phải đi gặp bác sĩ bao gồm:

Bạn cần đến gặp bác sĩ khi có dấu hiệu nghi ngờ viêm đường tiết niệu

Bạn cần đến gặp bác sĩ khi có dấu hiệu nghi ngờ viêm đường tiết niệu

Chẩn đoán

Khi có các dấu hiệu nghi ngờ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm như:

Xét nghiệm nước tiểu giúp chẩn đoán xác định viêm đường tiết niệu

Xét nghiệm nước tiểu giúp chẩn đoán xác định viêm đường tiết niệu

Các bệnh viện chuyên khoa uy tín

Nếu có các dấu hiệu của viêm đường tiết niệu, bạn nên đến khám tại các bênhhj viện chuyên khoa Thận - tiết niệu, Nội. Hoặc abasy kỳ bệnh viện đa khoa nào tại địa phương để được thăm khám kịp thời.

Ngoài ra, có thể tham khảo một số bệnh viện lớn, uy tín dưới đây để được chẩn đoán và tư vấn điều trị phù hợp, tránh các biến chứng đáng tiếc xảy ra:

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý cần được chẩn đoán và điều trị sớm, hạn chế các biến chứng nguy hiểm. Hãy chia sẻ bài viết trên đến mọi người xung quanh bạn nhé!

Link nội dung: https://marketingalpha.vn/cach-tri-viem-duong-tieu-a34462.html