Bệnh tim là gì? Các dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch cần đi khám ngay

Bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong trên toàn cầu và vẫn tiếp tục là một thách thức lớn của ngành y. Việc phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh tim mạch có thể tăng khả năng điều trị và giúp quản lý bệnh hiệu quả hơn. Hãy cùng nhận biết các dấu hiệu cảnh báo bệnh tim qua bài viết sau đây nhé!

1Bệnh tim mạch là gì?

Bệnh tim mạch (Cardiovascular diseases - CVD là một nhóm các rối loạn về tim và mạch máu, thường gặp bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não, bệnh động mạch ngoại biên, bệnh động mạch chủ.

Hơn 4 trong số 5 ca tử vong vì bệnh tim mạch là do đau tim và đột quỵ, trong đó 1/3 số ca tử vong xảy ra ở những người dưới 70 tuổi.[1]

Bệnh mạch vành xảy ra khi lưu lượng máu giàu oxy cung cấp cho tim giảm vì lòng động mạch vành bị thu hẹp bởi các mảng xơ vữa. Điều này có thể gây ra các cơn đau thắt ngực, đau tim và dẫn đến suy tim.

Tai biến mạch máu não (đột quỵ) là tình trạng suy giảm chức năng thần kinh cấp tính xảy ra do tắc động mạch (đột quỵ thiếu máu cục bộ) hoặc rò rỉ hay vỡ mạch máu (đột quỵ xuất huyết). Một số người có thể chỉ bị đột ngột gián đoạn tạm thời lưu lượng máu đến não, được gọi là cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA), không gây ra các triệu chứng kéo dài.

Bệnh động mạch ngoại biên liên quan đến sự tắc nghẽn trong lòng động mạch dẫn máu đến các chi. Lòng động mạch ngày càng thu hẹp do các mảng xơ vữa và huyết khối bám tụ trên thành mạch dẫn đến hoại tử chi.

Bệnh động mạch chủ là một nhóm các bệnh liên quan đến động mạch chủ như phình động mạch chủ và bóc tách động mạch chủ. Bệnh thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào nhưng có nguy cơ cao dẫn đến vỡ động mạch chủ và gây chảy máu, đe dọa tính mạng.[2]

Bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong trên toàn cầu

Bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong trên toàn cầu

2Triệu chứng bệnh tim mạch

Các triệu chứng cảnh báo bệnh tim mạch được liệt kê dưới đây có thể xảy ra riêng lẻ hoặc kết hợp. Nếu bạn gặp phải bất kỳ triệu chứng bất thường nào liên quan đến tim mạch, hãy đi khám bác sĩ chuyên khoa để được đánh giá và chẩn đoán chính xác.

Khó thở

Người mắc bệnh tim thường xuất hiện triệu chứng khó thở khi gắng sức hoặc thậm chí ngay cả khi nghỉ ngơi. Đôi khi, người bệnh không thể nằm xuống mà phải ngồi để thở. Các bệnh lý tim mạch có thể khiến tim đột ngột ngừng co bóp, làm gián đoạn quá trình bơm máu từ tim đến phổi và gây khó thở.

Trong suy tim, khả năng bơm máu tới các cơ quan trong cơ thể bị suy giảm. Suy tim càng nặng người bệnh càng khó thở, thậm chí có cảm giác như quần áo thít chặt vào cơ thể.

Người mắc bệnh tim thường xuất hiện triệu chứng khó thở khi gắng sức

Người mắc bệnh tim thường xuất hiện triệu chứng khó thở khi gắng sức

Đau tức ngực

Cơn đau thắt ngực là biểu hiện của tình trạng thiếu máu đến cơ tim. Mỗi người sẽ có cảm nhận khác nhau về cơn đau, thường là cảm giác bị vật nặng đè lên ngực hay có chèn ép trong ngực. Cơn đau có thể lan lên cổ, hàm, vai, cánh tay hoặc ra sau lưng.

Các cơn đau tức ngực thường xảy ra khi người bệnh gắng sức hoặc đang trong tình trạng căng thẳng và sẽ thuyên giảm khi người bệnh nghỉ ngơi. Tuy nhiên, cơn đau này có tính chu kỳ, chúng có thể kéo dài khoảng 5 - 10 phút và có xu hướng lặp lại.

Cơn đau tức ngực là biểu hiện của tình trạng thiếu máu đến cơ tim

Cơn đau tức ngực là biểu hiện của tình trạng thiếu máu đến cơ tim

Thường xuyên mệt mỏi, dễ kiệt sức

Thường xuyên mệt mỏi và cảm thấy kiệt sức có thể là kết quả của việc tim không hoạt động hiệu quả. Bệnh lý tim mạch làm giảm lượng máu giàu oxy đến, dẫn đến suy giảm chức năng co bóp của cơ tim, do đó việc bơm máu tới các cơ quan trong cơ thể bị ảnh hưởng.

Vì vậy, toàn bộ cơ thể sẽ bị thiếu dinh dưỡng cũng như năng lượng dẫn đến việc thường xuyên mệt mỏi, dễ kiệt sức khi làm việc.

Thường xuyên mệt mỏi, dễ kiệt sức là dấu hiệu của bệnh tim mạch

Thường xuyên mệt mỏi, dễ kiệt sức là dấu hiệu của bệnh tim mạch

Ho dai dẳng

Chức năng co bóp tống máu tới các cơ quan của cơ tim bị suy giảm, khiến máu bị ứ lại. Dịch ứ ở nhiều cơ quan như phổi, máu thoát mạch vào mô kẽ và các phế nang, lâu ngày dẫn đến tình trạng ho mạn tính, thở khò khè. Ho nhiều hơn khi nằm xuống hoặc mới dậy khỏi giường.

Tình trạng ho dai dẳng thường dễ nhầm với hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Ho do bệnh tim thường ho khan, có thể có đờm trắng hoặc chất nhầy đặc.

Bên cạnh đó, người bệnh tim mạch cũng có thể bị ho do tác dụng phụ của thuốc điều trị suy tim như một số thuốc ức chế men chuyển.

Ho do bệnh tim thường ho khan, có thể có đờm trắng hoặc chất nhầy đặc

Ho do bệnh tim thường ho khan, có thể có đờm trắng hoặc chất nhầy đặc

Buồn nôn, khó tiêu, ợ nóng

Suy tim làm suy giảm chức năng co bóp cơ tim, khiến việc lưu thông máu tới các cơ quan trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng và máu bị ứ lại. Nếu ứ dịch tại gan hoặc hệ thống tiêu hóa sẽ gây ra cảm giác no và dẫn đến chán ăn, buồn nôn.

Dịch ứ quá nhiều cũng có thể làm suy giảm chức năng của gan và các cơ quan tiêu hóa, gây rối loạn tiêu hóa, khó tiêu và ợ nóng. Nếu kèm theo triệu chứng mệt mỏi đến mức không muốn ăn, người bệnh cần đi khám bác sĩ chuyên khoa.

Giảm tuần hoàn và ứ dịch tại hệ thống tiêu hóa gây buồn nôn, khó tiêu, ợ nóng

Giảm tuần hoàn và ứ dịch tại hệ thống tiêu hóa gây buồn nôn, khó tiêu, ợ nóng

Nhịp tim rối loạn

Người mắc bệnh tim mạch thường cảm thấy hồi hộp, mạch không đều, tim đập nhanh như đánh trống ngực hoặc đập dồn dập. Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này là do tim phải đập nhanh hơn để cố gắng bù đắp lại việc suy giảm chức năng bơm máu của tim.

Người mắc bệnh tim mạch thường cảm thấy hồi hộp, mạch không đều, tim đập nhanh

Người mắc bệnh tim mạch thường cảm thấy hồi hộp, mạch không đều, tim đập nhanh

Chóng mặt và ngất xỉu

Biểu hiện chóng mặt và ngất xỉu thường xảy ra ở bệnh nhân mắc chứng rối loạn nhịp tim nghiêm trọng. Nhịp tim gián đoạn khiến hoạt động co bóp bơm máu, lưu thông máu tới các cơ quan trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng.

Thiếu máu hay lưu lượng máu đến não không đủ sẽ gây hoa mắt chóng mặt và ngất xỉu. Nhiều bệnh nhân thường xuyên gặp phải các triệu chứng này nhưng thường xem nhẹ và coi đó là những biểu hiện bình thường, chỉ thoáng qua.

Đến khi bệnh trở nặng mới đi khám, khiến việc điều trị trở nên khó khăn và không đạt hiệu quả cao mà lại tốn kém.

Biểu hiện chóng mặt và ngất xỉu thường xảy ra ở bệnh nhân mắc chứng rối loạn nhịp tim

Biểu hiện chóng mặt và ngất xỉu thường xảy ra ở bệnh nhân mắc chứng rối loạn nhịp tim

Hay hồi hộp trống ngực

Thở nhanh, nhịp tim bất thường, lòng bàn tay đổ mồ hôi, hồi hộp trống ngực là những dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị suy tim. Tuy nhiên, các triệu chứng này thường bị bỏ qua do người bệnh nhầm lẫn với cảm giảm lo lắng, căng thẳng.

Hồi hộp trống ngực là những dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị suy tim

Hồi hộp trống ngực là những dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị suy tim

Phù nề

Bệnh tim mạch làm suy giảm chức năng co bóp của tim và ảnh hưởng đến khả năng bơm máu, lưu thông máu trong cơ thể. Sự tích tụ dịch và chất lỏng gây phù nề tại nhiều vùng cơ thể như mặt, chân, tay hoặc bụng.

Phù nề do bệnh tim mạch thường khiến mặt bị căng phù, mí mắt trĩu nặng sau khi ngủ dậy. Ở một vài thời điểm nhất định trong ngày, người bệnh sẽ thấy phù nề ở chân hoặc đột nhiên đeo giày dép bị chật.

Sự tích tụ dịch và chất lỏng gây phù nề tại nhiều vùng cơ thể

Sự tích tụ dịch và chất lỏng gây phù nề tại nhiều vùng cơ thể

Cơn đau lan tới cánh tay

Bệnh lý tim mạch liên quan đến tắc nghẽn hoặc co thắt động mạch khiến các tế bào cơ tim không nhận đủ oxy do lưu lượng máu tới tim giảm. Theo đó, hoạt động co bóp bơm máu, lưu thông máu tới các cơ quan trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng.

Dịch và máu ứ lại tim gây đau. Cơn đau bắt đầu từ ngực truyền xuống cánh tay, đặc biệt là cánh tay trái. Đôi khi, một số người chỉ cảm thấy đau ở phần cánh tay mà không nhận ra rằng đó là dấu hiệu bệnh tim cần được kiểm tra.

Bệnh tim gây đau tức ngực rồi lan xuống cánh tay, đặc biệt là cánh tay trái

Bệnh tim gây đau tức ngực rồi lan xuống cánh tay, đặc biệt là cánh tay trái

3Các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch

Cho đến nay vẫn chưa có chứng minh khoa học nào đưa ra được nguyên nhân chính gây bệnh tim mạch, thực chất có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh này.[2][3]

Bệnh lý làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Một số bệnh lý có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch gồm:

Cao huyết áp, tiểu đường, mỡ máu,... làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Cao huyết áp, tiểu đường, mỡ máu,... làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Thói quen làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Những thói quen xấu sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, chẳng hạn như:

Những thói quen xấu sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Những thói quen xấu sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Các yếu tố không thay đổi được

Một số yếu tố không thể thay đổi (không thể kiểm soát hay điều chỉnh) làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim mạch, bao gồm:

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng dần theo độ tuổi

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng dần theo độ tuổi

4Bệnh tim có di truyền không?

Bệnh tim có di truyền - các gen đột biến làm tăng cholesterol, rối loạn nhịp tim, cao huyết áp, tiểu đường, mỡ máu, bệnh tim bẩm sinh, bệnh cơ tim có thể di truyền trong gia đình.

Đôi khi, tiền sử gia đình mắc bệnh tim không liên quan đến DNA mà do họ có chung lối sống và môi trường sống không lành mạnh. Ví dụ, lớn lên trong một gia đình có người hút thuốc lá, chế độ ăn uống nhiều muối, dầu mỡ làm ảnh hưởng đến huyết áp và mức cholesterol.

Trên thực tế, những gen đột biến có thể làm tăng gấp đôi hoặc gấp ba nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Tuy nhiên, cơ chế gen di truyền gây bệnh tim mạch không hoạt động độc lập - lối sống, chế độ ăn uống và tập thể dục sẽ làm thay đổi nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Những yếu tố này có liên quan đến việc gây ra bệnh tim mạch nhiều hơn là yếu tố di truyền.[4],[5]

Nếu có tiền sử gia đình về bệnh tim mạch, bạn nên thảo luận với bác sĩ để được tư vấn về các biện pháp phòng ngừa và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Ví dụ, trong trường hợp bạn mắc gen di truyền khiến cholesterol xấu (LDL) tăng cao, bạn sẽ nhận được lời khuyên về cách quản lý cholesterol thông qua chế độ ăn kiêng và tập luyện thể dục.

Tiền sử gia đình có liên quan đến bệnh tim mạch

Tiền sử gia đình có liên quan đến bệnh tim mạch

5Khi nào cần gặp bác sĩ?

Dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch, bạn nên đi gặp bác sĩ để được kiểm tra và đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe:

Bạn cần gặp bác sĩ tim mạch khi bị các bệnh làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim

Bạn cần gặp bác sĩ tim mạch khi bị các bệnh làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim

Khám bệnh tim mạch ở đâu

Nếu gặp các dấu hiệu như trên, bạn có thể đến ngay các cơ sở y tế gần nhất, các bệnh viện chuyên khoa Nội, Tim mạch. Hoặc bất kỳ bệnh viện đa khoa nào tại địa phương để được thăm khám kịp thời.

Ngoài ra, có thể tham khảo một số bệnh viện lớn, uy tín dưới đây để được chẩn đoán và tư vấn điều trị phù hợp, tránh các biến chứng đáng tiếc xảy ra:

Bạn có thể đi khám tim mạch tại các bệnh viện lớn hoặc các phòng khám chuyên khoa

Bạn có thể đi khám tim mạch tại các bệnh viện lớn hoặc các phòng khám chuyên khoa

6Chẩn đoán và điều trị bệnh tim mạch

Để chẩn đoán chính xác bệnh tim mạch, bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra thể chất, đặt câu hỏi (về triệu chứng, sức khỏe cá nhân, tiền sử gia đình) và yêu cầu một số xét nghiệm như sau:[6]

Kế hoạch điều trị sẽ khác nhau tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe cụ thể của mỗi cá nhân. Điều trị bệnh tim mạch hiệu quả cần phải phối hợp nhiều yếu tố như:

Bệnh tim mạch thường được điều trị bằng thuốc

Bệnh tim mạch thường được điều trị bằng thuốc

7Phòng ngừa bệnh tim mạch

Rất khó để ngăn ngừa một số loại bệnh tim mạch như bệnh tim bẩm sinh. Tuy nhiên, thay đổi lối sống có thể làm giảm nguy cơ mắc nhiều loại bệnh tim mạch.

Bạn có thể phòng ngừa bệnh tim mạch bằng cách:[7][8][9]

Duy trì lối sống lành mạnh để phòng ngừa bệnh tim mạch

Duy trì lối sống lành mạnh để phòng ngừa bệnh tim mạch

Phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh tim mạch có thể giúp bạn có nhiều cơ hội điều trị và quản lý bệnh tốt hơn. Nếu bạn gặp phải bất kỳ triệu chứng bất thường nào liên quan đến tim, hãy đi khám bác sĩ ngay để được kiểm tra đánh giá chính xác về tình trạng tim mạch.

Link nội dung: https://marketingalpha.vn/benhtim-a41464.html