Ung thư phổi di căn có chữa được không? Triệu chứng và cách điều trị

Ung thư phổi là một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở cả 2 giới. Thống kê năm 2022 của Viện Ung thư Hoa Kỳ (NCI) cho thấy ung thư phổi chiếm 12,4% số trường hợp ung thư mắc mới, gần 50% trong số đó phát hiện được khi bệnh đã ở giai đoạn IV. Ung thư phổi di căn xa đồng nghĩa với giai đoạn tiến triển nhất của K phổi, khối u lan rộng và di căn đến phổi đối bên hoặc các cơ quan khác trong cơ thể. Ở giai đoạn này, sức khỏe của bệnh nhân bị giảm sút nghiêm trọng do khối u gây ra các triệu chứng tại phổi và ở các cơ quan bị di căn.

ung-thu-phoi-di-can

Ung thư phổi di căn là gì?

Ung thư phổi di căn là giai đoạn các tế bào ung thư phổi đã bắt đầu lan rộng, xâm lấn hệ thống hạch bạch huyết và các cơ quan xa qua hệ thống mạch máu và mạch bạch huyết. Chẩn đoán ung thư phổi di căn có thể được xác định ngay từ thời điểm thăm khám đầu tiên hoặc sau một thời gian bệnh tiến triển. (1)

Thuật ngữ “di căn” mô tả khả năng thoát khỏi vị trí ban đầu (khối u nguyên phát) và di chuyển đến các vị trí khác trong cơ thể để tạo ra các khối u mới. Di căn có thể bao gồm di căn đến các hạch bạch huyết lân cận và di căn đến các cơ quan khác hay các hạch bạch huyết ở xa. Thông thường khái niệm ung thư di căn đến các hạch bạch huyết lân cận được gọi là ung thư tiến triển tại chỗ tại vùng.

Khi ung thư đã di căn đến các cơ quan khác hoặc các hạch bạch huyết ở xa được gọi đơn giản là ung thư di căn. Như vậy nói tới ung thư phổi di căn tương ứng với ung thư phổi giai đoạn 4 (đối với ung thư phổi không tế bào nhỏ), hay giai đoạn lan rộng (với ung thư phổi tế bào nhỏ). Quá trình di căn ung thư phổi thường diễn ra từ từ qua thời gian; thường không có dấu hiệu ung thư điển hình cho đến khi khối u lớn nhanh về kích thước, ảnh hưởng đến các cơ quan lân cận kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng.

Xem thêm: 4 giai đoạn ung thư phổi: Cách đánh giá và chẩn đoán chi tiết.

Ung thư phổi di căn như thế nào?

Quá trình di căn của bệnh ung thư phổi phức tạp và bao gồm nhiều bước: (2)

Triệu chứng ung thư phổi di căn

Các triệu chứng bệnh có thể không rõ ràng hoặc bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe khác, ngay cả khi ung thư phổi ở giai đoạn di căn. (3)

triệu chứng ung thư phổi di căn
Ho kéo dài không giảm có thể là một dấu hiệu gợi ý cho việc tầm soát để loại trừ bệnh ung thư phổi.

Các triệu chứng ung thư phổi di căn có thể thay đổi tùy theo vị trí của khối u và mức độ lan rộng của bệnh.

Bệnh nhân có thể gặp phải các tình trạng sau:

Ung thư phổi di căn đến các vị trí khác nhau có thể gây ra các triệu chứng khác nhau, cụ thể:

1. Ung thư phổi di căn não

Não là một trong những cơ quan hay bị di căn trong ung thư phổi. Khi những tế bào ung thư phát triển trong não, chúng có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau, tùy thuộc vào vị trí, kích thước và số lượng của các khối tổn thương di căn.

Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến của ung thư di căn não:

Không phải tất cả bệnh nhân ung thư di căn não đều có tất cả các triệu chứng trên. Một số người có thể chỉ có một vài triệu chứng, trong khi những người khác có thể có nhiều triệu chứng.

2. Ung thư phổi di căn xương

Sau não, xương là hệ cơ quan ung thư phổi thường cho di căn. Những vị trí hay di căn là xương chậu, xương sườn và cột sống.

Đau nhức là triệu chứng đầu tiên và thường gặp nhất. Cơn đau có thể xuất hiện đột ngột, dữ dội và ngày càng tăng nặng theo thời gian. Đau thường trở nặng hơn khi bệnh nhân di chuyển.

Xương bị di căn có thể yếu đi và dễ gãy hơn, ngay cả với những sang chấn nhẹ.

Tăng canxi máu: Ung thư di căn xương có thể làm tăng nồng độ canxi trong máu, dẫn đến các triệu chứng như buồn nôn, nôn, táo bón, nhịp tim nhanh, rối loạn ý thức,…

Ung thư di căn cột sống có thể gây chèn ép tủy. Đây là tình trạng khối u di căn phát triển trong hoặc xung quanh cột sống, chèn ép vào tủy sống, từ đó có thể gây ra nhiều triệu chứng thần kinh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân như đau nhức nhiều; yếu cơ và tê bì ở các chi có thể khiến cho bệnh nhân khó đi lại hoặc mất khả năng đi lại; mất cảm giác khiến cho bệnh nhân không cảm nhận được nhiệt độ, đau đớn hoặc cảm giác xúc giác. Ngoài ra, khối u chèn ép tủy có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh điều khiển chức năng ruột và bàng quang, dẫn đến táo bón, tiêu chảy, bí tiểu hoặc són tiểu.

3. Ung thư phổi di căn gan

Ung thư phổi di căn gan có thể gây đau do căng tức bao gan, vàng da vàng mắt do chèn ép gây tắc nghẽn đường mật. Ngoài ra, ung thư phổi di căn gan còn cản trở các chức năng bình thường của gan gây ra nhiều triệu chứng như mệt mỏi, sụt cân, xuất huyết, báng bụng…

4. Ung thư phổi di căn tuyến thượng thận

Ung thư phổi di căn tuyến thượng thận thường không gây ra các triệu chứng. Tuy nhiên nếu khối u lớn có thể chèn ép gây đau bụng, chướng bụng, đau lưng.

Ngoài ra khối u di căn đến tuyến thượng thận có thể gây suy tuyến thượng thận biểu hiện bằng các triệu chứng như chán ăn, buồn nôn, sụt cân…

Cách chẩn đoán ung thư phổi di căn

Ung thư phổi di căn có chữa được không?

Ở giai đoạn di căn xa, ung thư phổi không thể chữa khỏi hoàn toàn.

Điều trị ở giai đoạn này chủ yếu tập trung vào mục đích chăm sóc giảm nhẹ, nâng đỡ thể trạng, giúp kiểm soát sự phát triển của bệnh, cải thiện chất lượng cuộc sống và kéo dài thời gian sống của bệnh nhân. Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư cần chú trọng việc giúp đỡ bệnh nhân giảm thiểu các triệu chứng của bệnh và tác dụng phụ từ các điều trị gây ra bằng cách sử dụng thuốc giảm đau, thuốc chống nôn, thay đổi chế độ dinh dưỡng, tập vật lý trị liệu. Ngoài ra chăm sóc giảm nhẹ còn giúp khuây khỏa nỗi đau tinh thần, giảm căng thẳng và buồn phiền, giải tỏa những vấn đề về tâm lý xã hội và tâm linh cho bệnh nhân, hỗ trợ cho người chăm sóc và thân nhân của bệnh nhân.

Cách tiếp cận điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ di căn có sự khác biệt so với ung thư phổi tế bào nhỏ di căn.

Ung thư phổi di căn có chữa được không?
Ung thư phổi di căn có chữa được không?

Đối với bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn di căn: xét nghiệm các đột biến gen bất thường trên tế bào ung thư phổi (như EGFR, ALK, ROS1…) được ưu tiên thực hiện. Các xét nghiệm này có thể được làm trên mẫu sinh thiết u phổi, sinh thiết tổn thương di căn hoặc mẫu máu; mục đích là tìm ra các đột biến phù hợp cho việc lựa chọn các thuốc của liệu pháp nhắm trúng đích.

Các thuốc nhắm trúng đích có thể nhắm vào một số đột biến gen nhất định của ung thư phổi, giúp làm chậm sự phát triển của khối u. Những bệnh nhân mang đột biến nhạy với liệu pháp nhắm trúng đích thường có tiên lượng tốt hơn những bệnh nhân không mang những đột biến này, giúp cải thiện thời gian sống không bệnh tiến triển và thời gian sống toàn bộ. Các tác dụng phụ của thuốc nhắm trúng đích nhìn chung không nặng nề như các phương pháp khác. Các tác dụng phụ có thể gặp là: phát ban da, tiêu chảy, buồn nôn, mệt mỏi…

Ngoài ra, việc xác định mức độ biểu hiện protein PD-L1 trên các tế bào ung thư cũng cần được đặt ra. Protein này tương tác với thụ thể PD-1 trên tế bào miễn dịch, dẫn đến ức chế hoạt động của hệ thống miễn dịch và giúp tế bào ung thư trốn tránh sự tấn công của hệ miễn dịch.

Chỉ số PD-L1 là tỷ lệ phần trăm tế bào ung thư biểu hiện protein PD-L1. Chỉ số này được sử dụng để đánh giá khả năng đáp ứng với liệu pháp miễn dịch ở bệnh nhân ung thư phổi di căn. Bệnh nhân ung thư phổi di căn có chỉ số PD-L1 cao có nhiều khả năng đáp ứng với liệu pháp miễn dịch hơn so với bệnh nhân có chỉ số PD-L1 thấp.

Các phương pháp điều trị khác là:

Điều trị ung thư phổi tế bào nhỏ giai đoạn di căn: Mục tiêu điều trị ung thư phổi giai đoạn lan rộng là kiểm soát các triệu chứng do ung thư gây ra và kéo dài thời gian sống thêm cho bệnh nhân. Phương pháp chính được sử dụng là điều trị toàn thân bằng thuốc.

Điều trị ban đầu: Thông thường, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng hóa trị kết hợp liệu pháp miễn dịch trong 4 chu kỳ, mỗi chu kỳ kéo dài 21 ngày. Một số trường hợp có thể cần đến 6 chu kỳ. Sau đó, tùy thuộc vào hiệu quả điều trị, có thể tiếp tục với liệu pháp miễn dịch đơn trị.

Hóa trị kết hợp miễn dịch: Đây là phương pháp điều trị ưu tiên cho ung thư phổi giai đoạn lan rộng. Hóa trị phối hợp hai thuốc (có nhóm Platinum và Etoposide) sẽ được kết hợp với liệu pháp miễn dịch (cụ thể là thuốc ức chế điểm kiểm soát miễn dịch giúp các tế bào T của hệ miễn dịch tấn công và tiêu diệt tế bào ung thư). Các thuốc ức chế điểm kiểm soát miễn dịch phổ biến trong ung thư phổi tế bào nhỏ là Atezolizumab, Durvalumab.

Điều trị duy trì: Sau khi kết thúc hóa trị kết hợp miễn dịch, nếu hiệu quả điều trị tốt, có thể tiếp tục dùng thuốc ức chế điểm kiểm soát miễn dịch. Đây được gọi là điều trị duy trì. Mục tiêu của điều trị duy trì là kéo dài thời gian đáp ứng với điều trị, hạn chế việc tiến triển của bệnh ung thư.

Không phải tất cả các bệnh nhân đều phù hợp với liệu pháp miễn dịch. Bệnh nhân có sức khỏe quá yếu, mắc các bệnh lý tự miễn như bệnh Crohn, viêm loét đại tràng, Lupus không nên sử dụng liệu pháp miễn dịch do nguy cơ làm suy giảm hệ miễn dịch. Trong trường hợp không sử dụng được liệu pháp miễn dịch, bác sĩ có thể chỉ định hoá trị đơn trị liệu.

Xạ trị

Xạ trị trong giai đoạn lan rộng thường nhằm mục đích giảm nhẹ các triệu chứng do ung thư phổi gây ra: như giảm phù nề do khối u chèn ép tĩnh mạch chủ trên, giảm đau xương do ung thư di căn đến xương, giảm đau lưng do khối u chèn ép tủy sống, cải thiện khó thở do khối u chèn ép đường thở, giảm đau đầu do di căn não…

Tiên lượng sống của bệnh ung thư phổi di căn

Theo số liệu từ chương trình Giám sát, Dịch tễ học và Kết quả cuối cùng SEER 22 (2013-2019), tỷ lệ sống 5 năm đối với ung thư phổi (không phân biệt loại ung thư phổi) là 8,2%. (5)

tư vấn cách điều trị ung thư phổi di căn
Hầu hết các trường hợp phát hiện ung thư phổi khi bệnh ở giai đoạn tiến triển, ảnh hưởng đến kết quả điều trị cuối cùng.

Tỷ lệ sống của bệnh ung thư phổi di căn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:

không hút thuốc phòng tránh ung thư phổi di căn
Bỏ thuốc lá và tránh hút thuốc thụ động là một trong những biện pháp phòng tránh nguy cơ ung thư phổi

Có thể phòng ngừa ung thư phổi di căn không?

Hiện nay, không có cách nào đảm bảo chắc chắn có thể phòng ngừa ung thư phổi di căn. Tuy nhiên, có một số biện pháp có thể giúp giảm nguy cơ di căn, bao gồm:

1. Phát hiện và điều trị sớm bệnh lý ung thư

Chủ động khám sức khỏe và, tầm soát ung thư định kỳ, đặc biệt ở những người có nguy cơ cao mắc ung thư phổi: tầm soát ngay từ khi chưa có dấu hiệu bất thường giúp phát hiện ung thư phổi ở giai đoạn sớm; từ đó giúp tăng khả năng điều trị có hiệu quả, giảm nguy cơ di căn.

2. Điều trị ung thư hiệu quả

3. Thay đổi lối sống

Để đặt lịch thăm khám và tầm soát ung thư phổi tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, bạn có thể liên hệ qua thông tin sau:

Đón nhận và chấp nhận căn bệnh ung thư phổi di căn không phải là điều dễ dàng. Tuy nhiên, bệnh nhân ung thư phổi ở giai đoạn di căn vẫn có thể lựa chọn phương pháp điều trị bệnh ung thư phổi phối hợp với điều trị giảm nhẹ nhằm nâng đỡ thể trạng, giảm triệu chứng và kiểm soát tốt tác dụng phụ của các liệu pháp điều trị. Tại khoa Ung bướu Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, các chương trình chăm sóc giảm nhẹ được áp dụng xuyên suốt và đồng bộ từ thời điểm bệnh nhân phát hiện mắc ung thư cho đến giai đoạn cuối của bệnh; giúp giữ cho chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ở mức tốt nhất có thể; đồng thời hỗ trợ đồng hành cùng bệnh nhân và gia đình ở mọi thời điểm của bệnh.

Link nội dung: https://marketingalpha.vn/di-can-la-gi-a41973.html