Từ xa xưa các phong tục như cưới xin, về tân gia, hay kể cả ma chay và ngày Tết đều có hình ảnh của lá trầu không têm tròn hay hình cánh phượng đi song song với nó là quả cau. Ngày nay, với ít người ăn trầu hơn nhưng vẫn không thể thiếu được lá trầu trong các ngày lễ lớn của người Việt.
>> Xem thêm cây leo khác: Cây râu hoàng đế
Hình ảnh cây trầu không leo cau quấn quấn không rời nhau
- Tên gọi là: cây trầu không
- Tên gọi khác là trầu ăn lá, trầu quế, cây cau leo, trầu cau, trầu mỡ
- Tên gọi khoa học là Piper betle
- Trầu không thuộc họ thực vật hồ tiêu Piperaceae.
- Nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á mọc nhiều ở Ấn độ, indonesia
Cây trầu không còn gọi với tên khác là cây cau leo, trầu cau
Nhắc đến trầu thì không thể nhắc đến cau. Đây là bộ đôi không thể tách rời nhau. Và cây cau là cây thân leo, chúng bám rất chặt leo xung quanh cây cau như " vợ chồng"
Cau cao bao nhiêu thì trầu leo cao bằng cau bấy nhiêu. Trên thân trầu chia thành nhiều đoạn ngắn. Ở mỗi đoạn mọc ra nhiều rễ phụ để bám chặt vào vật leo, thân màu xanh và có nhiều nhánh trầu.
Lá có hình tim dài từ 15-20cm. Loại lá to thì gọi là trầu mỡ, còn loại trầu quế nhỏ bằng 1/3 lá trầu mỡ. Lá trầu ăn được có vị hơi cay và mùi thơm nhẹ.
Lá trầu hình tim có vị hơi cay và thơm nhẹ
Lá trầu kết hợp với cau và ít vôi khi nhai có vị cay the, ngọt thanh. Người xưa gọi là nhai trầu.
Cau và trầu quấn quyết nhau không rời cho đến khi chết vẫn còn bên nhau. Cho nên hình ảnh lá trầu và quả cau luôn đại diện trong dịp lễ cưới, người ta hay nói miếng trầu là đầu câu chuyện để hai bên dễ giao tiếp với nhau hơn.
Lá trầu như một vị thuốc rất hữu hiệu trong chứng khó tiêu, chữa bệnh phụ khoa, táo bón, các bệnh viêm nhiễm, đau họng, diệt vi khuẩn virus mà rất an toàn.
Cây trầu còn còn có tác dụng tạo cảnh quan làm đẹp và cho bóng mát...
Trầu không có nhiều tác dụng trong chữa đầy bụng, táo bón, phụ khoa...
4. Cách trồng và chăm sóc cây trầu không
Nhân giống cây trầu không bằng cách giâm ngọn. Chọn ngọn bánh tẻ và mập khỏe không quá non và không già. Đem giâm vào đất xốp và ẩm, đặt cành giâm hơi nghiêng. Mới đầu thì che nắng để cành giâm bén nhanh ra rễ mới.
+ Nước: tưới nước mỗi ngày để tạo đổ ẩm cho cây sinh trưởng nhanh
+ Đất: Đất mùn và tơi xốp
+ Ánh sáng: Trồng cây nơi có nhiều ánh sáng và thoáng để cây leo bám.
+ Làm giàn: Cây trầu là cây leo nên cần làm giàn, hoặc cắm những cọc đứng cao tầm 2 mét để cây leo.
+ Phân bón: Bổ sung phân trong giai đoạn đầu để cây phát triển nhanh. Khi cây phát triển mạnh thì tưới bằng nước ngâm đỗ, nước vo gạo để lá trầu được dày, giòn, thơm ngon và xanh mướt và ăn trầu mới ngon.
>> Xem thêm: Cây cúc tần ấn độ
Cắm que và chăm sóc cây trầu không tại nhà vườn
-
Thông tin nhà vườn bán cây trầu không:
CÔNG TY TNHH CÂY XANH TRUNG NGUYÊN
Hotline/zalo: 0966992567 - 0915523300 - 0979.059.771
Email: cayxanhtrungnguyen@gmail.com
Văn phòng: Số 16, ngách 205/193 Xuân Đỉnh, Quận Bắc Từ Liêm, Tp. Hà Nội
ÐC vườn: Phụng Công, Văn Giang, Hưng Yên.
Bạn cần mua cây trầu không hãy liên hệ với chúng tôi nhé!
Link nội dung: https://marketingalpha.vn/hoa-trau-khong-a47205.html