Hiểu đúng về ung thư tái phát

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Đỗ Tường Huân - Trung tâm Ung bướu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Tái phát bệnh ung thư là tình trạng tế bào ung thư tái phát trở lại sau khi bệnh nhân đã kết thúc điều trị, khối u không còn được phát hiện trong cơ thể một thời gian lại xuất hiện.

1. Các loại ung thư tái phát

Có nhiều loại tái phát bệnh ung thư khác nhau, bao gồm:

Nếu ung thư lại được tìm thấy trong cơ thể sau khi bệnh nhân đã hoàn thành điều trị, các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm để xem đây là một loại ung thư mới hay tái phát bệnh ung thư đã từng mắc trước đây. Đối với mỗi bệnh nhân bị tái phát bệnh ung thư, các bác sĩ sẽ theo dõi và thông báo cụ thể về loại tái phát mà họ đang gặp phải, đồng thời đưa ra các lựa chọn điều trị cũng như triển vọng của người bệnh (tiên lượng).

2. Ung thư tái phát và ung thư mới

Thế nhưng căn bệnh vẫn được giữ tên cũ nếu như tế bào ung thư tái phát đã lan sang một bộ phận mới của cơ thể. Ví dụ, ung thư tuyến tiền liệt có thể quay trở lại trong khu vực của tuyến tiền liệt (ngay cả khi tuyến này đã được cắt bỏ), hoặc tái phát trong xương. Trong cả hai trường hợp này đều được gọi là tái phát bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Bên cạnh đó, tế bào ung thư tái phát trong xương vẫn được điều trị như ung thư tuyến tiền liệt.

Hiểu đúng về ung thư tái phát

Nếu quan sát dưới kính hiển vi cho thấy khu vực hình thành ung thư mới bắt đầu ở các nhóm tế bào khác và có hình dạng không giống với loại cũ trước đây, bệnh nhân sẽ được chẩn đoán mắc 2 loại ung thư nguyên phát khác nhau. Trường hợp mắc thêm một loại ung thư mới như vậy hiếm xảy ra hơn nhiều so với tái phát ung thư. Tuy nhiên cần hiểu rằng bệnh nhân đã bị ung thư một lần vẫn có nguy cơ mắc phải một loại ung thư khác trong tương lai.

Lấy ví dụ một trường hợp bệnh nhân đã được điều trị ung thư ruột kết (đại trực tràng) thuyên giảm hoàn toàn, không còn bất kỳ triệu chứng nào trong một thời gian. Tuy nhiên sau đó bác sĩ lại tìm thấy một khối u trong gan của người này. Đây không phải là ung thư ruột kết đã di căn đến gan nếu xét nghiệm cho thấy khối u ác tính thực sự bắt đầu từ các tế bào gan. Bệnh nhân đã mắc 2 loại ung thư khác nhau, bao gồm ung thư ruột kết (đã được điều trị thuyên giảm) và ung thư gan (mới phát hiện). Do đó, việc điều trị ung thư gan trong trường hợp này cũng sẽ khác với những biện pháp ngăn chặn ung thư tái phát ở đại tràng.

3. Một số thuật ngữ

Khi một phương pháp điều trị đã loại bỏ hoàn toàn những khối u được tìm thấy trong các xét nghiệm chẩn đoán thì được gọi là thuyên giảm toàn phần. Tuy nhiên thuật ngữ này không có nghĩa là ung thư đã được chữa khỏi, chỉ là các xét nghiệm không còn tìm ra bất kỳ tế bào ác tính nào trong cơ thể.

Thuyên giảm bán phần có nghĩa là khối u đã đáp ứng với điều trị nhưng vẫn chưa biến mất. Điều kiện cụ thể là khối u phải giảm ít nhất 50% kích thước ban đầu và duy trì tình trạng này tối thiểu trong vòng một tháng.

Bác sĩ có thể sử dụng thuật ngữ “được kiểm soát” nếu các xét nghiệm hoặc máy quét y khoa (scan) cho thấy tế bào ung thư tuy vẫn tồn tại nhưng không thay đổi theo thời gian. Được kiểm soát là khi khối u không tiếp tục phát triển và tình hình của bệnh nhân đã ổn định. Một vài khối u có thể ngừng tăng trưởng trong một thời gian dài, thậm chí là không cần điều trị. Số khác vẫn giữ nguyên kích thước sau khi điều trị ung thư và cần được theo dõi sát sao nhằm đảm bảo chúng không bắt đầu phát triển trở lại.

Chỉ tình trạng các tế bào ung thư đã thay đổi và phát triển thêm. Hầu hết các khối u được xác định là tiến triển khi tăng trưởng lên 25% so với ban đầu. Thông qua thử nghiệm lâm sàng, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân biết mức độ tăng trưởng hoặc lây lan ở từng trường hợp khác nhau.

4. Ung thư tái phát và ung thư tiến triển

Hiểu đúng về ung thư tái phát

Ung thư đã tiến triển là khi các tế bào lan rộng hoặc trở nên tồi tệ hơn. Đôi khi khó phân biệt được tế bào ung thư tái phát hay là tiến triển. Chẳng hạn như những tế bào ung thư quay trở lại sau khi đã biến mất 3 tháng trước đây. Nếu không phải là tế bào ung thư tái phát, có khả năng xảy ra 1 trong 2 trường hợp sau:

Các cụm tế bào ung thư bị sót lại sau khi phẫu thuật thường nhỏ đến mức không thể nhìn thấy hoặc phát hiện ra thông qua máy quét y khoa và xét nghiệm. Theo thời gian, chúng dần phát triển và đủ lớn để hiển thị trên máy quét hoặc gây ra các triệu chứng cho bệnh nhân. Những tế bào ung thư này có xu hướng tăng trưởng và lây lan rất nhanh.

Các tế bào ung thư cũng có thể trở nên kháng điều trị giống như những loại vi trùng kháng kháng sinh. Khi ấy, hóa trị hoặc xạ trị dù đã giết chết hầu hết các tế bào ung thư, nhưng một số trong đó sẽ không bị ảnh hưởng hoặc tự thay đổi để sống sót sau quá trình điều trị. Những tế bào ung thư kháng trị này có khả năng phát triển và xuất hiện trở lại.

Tính từ khi các khối u được cho là đã biến mất và kết thúc điều trị cho đến lúc xuất hiện trở lại, thời gian tái phát bệnh ung thư càng ngắn thì tình hình càng nghiêm trọng. Mặc dù y học không đưa ra thời gian tiêu chuẩn để xác định tế bào ung thư tái phát hay tiến triển, nhưng đa số các bác sĩ nhận định tái phát bệnh ung thư là khi khối u quay trở lại sau ít nhất một năm. Trong thời gian đó bệnh nhân không có bất kỳ dấu hiệu nào.

Ngày nay y học vẫn chưa thể dự đoán khả năng tái phát bệnh ung thư ở một người, song những tế bào ung thư được chẩn đoán là khó điều trị do phát triển nhanh, diễn tiến nặng và lan rộng thường có nhiều khả năng quay trở lại hơn. Hầu hết các loại ung thư sẽ tái phát theo một chiều hướng điển hình. Do đó bệnh nhân có thể yêu cầu bác sĩ cung cấp thêm những thông tin cần biết về vấn đề này.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: cancer.org

XEM THÊM:

Link nội dung: https://marketingalpha.vn/ung-thu-tai-phat-co-chua-duoc-khong-a47493.html