Má phanh xe máy giá bao nhiêu tiền? Khi nào cần thay

Má phanh hay còn được gọi là bố thắng, mỗi bộ má trước và má sau gồm 2 chi tiết có cấu trúc gồm 2 phần, một phần là xương kim loại cứng vững và phần còn lại là mặt phíp làm việc. Mặt phíp làm việc là bề mặt chịu lực ma sát phanh, chịu mài mòn trong suốt quá trình bạn phanh xe.

Má phanh (bố thắng) mòn sẽ mất an toàn khi lái xe, gây tiếng ồn khó chịu, tạo cho bạn cảm giác lái không tốt và bất an cho người ngồi trên xe.

Thay má phanh xe máy hết bao nhiêu tiền?

má phanh đùm xe máy honda

Hệ thống phanh trên xe máy

Hệ thống phanh trên xe máy có 2 loại là phanh đùm và phanh đĩa, hệ thống phanh đùm được sử dụng phổ biến ở bánh sau, hệ thống phanh đĩa được sử dụng phổ biến ở bánh trước. Cụ thể 2 hệ thống phanh như sau:

Hệ thống phanh đùm xe máy

Phanh đùm hay còn được gọi là phanh cơ, phanh tang trống. Cấu tạo gồm có bộ phận tang trống, còn được gọi là ca phanh, chính là bánh xe quay tròn. Má phanh gồm 2 nửa vòng tròn gắn tĩnh trên bát phanh có bộ phận cam phanh.

Hoạt động: Khi bạn bóp phanh hoặc đạp phanh, lực phanh kéo xoay cam phanh giúp má phanh mở ra và bám vào tang trống, giữ kìm hãm tốc độ của tang trống, từ đó giúp hãm lại tốc độ của bánh xe.

Phanh tang trống có ưu điểm là tuổi thọ cao do cấu trúc má lớn, bền mặt ma sát lớn và được bao bọc kín. Tuy nhiên so với phanh đĩa thì khả năng hãm tốc độ sẽ kém hơn.

má phanh cơ xe máy

Hệ thống phanh đĩa xe máy

Phanh đĩa hay còn được gọi là phanh dầu, truyền lực phanh từ tay phanh đến má phanh bằng dầu thủy lực. Hệ thống có đĩa phanh và đường dầu thủy lực là chính.

má phanh đĩa xe máy

Má phanh đĩa có cấu trúc một tấm kim loại phẳng là xương cứng vững, phần còn lại là phần làm chính chính, chúng được gọi là mặt phíp làm việc của má phanh. Mặt phíp là phần chịu mài mòn và chịu nhiệt độ cao.

Hệ thống phanh đĩa có cấu trúc phức tạp hơn và chi phí giá thành thường cao hơn. Ngày nay phanh đĩa ở nhiều dòng xe còn được bổ xung thêm hệ thống chống trượt ABS.

má phanh xe máy

Cấu tạo 4 phần của má phanh xe máy

Má phanh đĩa xe máy được cấu tạo bằng một tấm phíp phẳng ma sát chịu lực dán lên trên tấm xương thép tạo ra độ cứng vững. Tấm phíp ma sát này là phần làm việc chính của má phanh, trên mặt phíp này được thiết kế những rãnh xẻ để thoát bụi và thoát nhiệt cho má phanh khi làm việc. Lớp phíp được dán cứng trên xương kim loại đảm bảo thật chắc chắn, chịu được nước, chịu nhiệt độ cao và các lực đột ngột từ bánh xe hoặc lực phanh.

Má phanh đùm xe máy thì có cấu tạo gồm lớp phíp ma sát dán vào xương nhôm dạng cung tròn tang trống. Giữa 2 má phanh được ghép với nhau bằng lò xo kéo chịu lực để giữ cho 2 má làm việc với nhau theo 1 cặp ở trong biên dạng của tang trống.

cấu tạo má phanh xe máy

Cấu tạo má phanh đĩa xe máy

Về cơ bản thì cấu tạo má phanh xe máy gồm 4 phần sau

Lớp phíp ma sát:

Xương kim loại:

Đây là khung xương cứng vững cho phần phíp của má bám vào, đảm bảo cho má phanh chịu được lực phanh an toàn khi xe chạy. Xương của má phanh đĩa xe máy thì thường làm bằng vật liệu thép với độ cứng cao, xương của má phanh đùm thì làm bằng vật liệu nhôm chịu lực.

Phần xương má phanh cực kỳ quan trọng, đóng vai trò quyết định đến độ an toàn của má phanh:

Lớp keo dán:

Lớp keo được sử dụng để dán kết nối lớp phíp bám vào xương kim loại. Lớp keo phải có độ bám dính tốt, chịu được nhiệt độ cao và có khả năng chống nước.

Rãnh thoát nhiệt và thoát bụi:

Rãnh thoát được thiết kế trên bề mặt của má phanh để giúp thoát nhiệt ra ngoài, tránh làm nóng quá mức má phanh khi phanh. Đồng thời bụi hoặc đất cát cũng được thoát ra theo rãnh này, đảm bảo cho má không bị kẹt và tuổi thọ má phanh cao hơn.

thay má phanh xe máy

Má phanh xe Sh bị mòn hết phần phíp, chỉ còn xương sắt

Má phanh xe máy bao lâu cần thay?

Má phanh cơ thường có tuổi thọ cao hơn, thông thường khoảng 15.000km thì bắt đầu mòn. Nhờ được bao bọc bảo vệ nên tuổi thọ của má phanh cơ lớn hơn má phanh đĩa.

Má phanh đĩa có tuổi thọ phụ thuộc nhiều vào thời tiết, điều kiện đường xá vận hành và cách lái xe của người sử dụng. Những xe chạy mùa mưa thì má phanh đĩa sẽ nhanh mòn hơn, các xe chạy đường nhiều bụi bẩn đất cát bám nhiều thì má phanh cũng nhanh phải thay hơn.

Tuổi thọ má phanh cơ và má phanh đĩa xe máy còn phụ thuộc vào điều kiện vận hành và cách sử dụng. Các xe chạy trong điều kiện thường xuyên chở nặng, thường xuyên chạy nhanh, thường xuyên lên xuống dốc các hầm chung cư… sẽ nhanh mòn hơn.

má phanh xe máy bao lâu phải thay

Trong quá trình xe chạy thì may ơ và đĩa phanh có thể bị nóng do nhiệt được sinh ra, Ma sát giữa má và đĩa phanh hoặc tang trống sẽ sinh nhiệt. Ngoài ra bụi bẩn cũng sẽ sinh ra trong suốt quá trình xe chạy.

Với má phanh cơ thường là cần thay thế khi má phanh làm việc lâu năm dẫn đến bị trơ lỳ không bám, hoặc má quá mòn không ăn. Thông thường khoảng trên 10.000km thì má phanh đang bắt đầu mòn nhiều và cần thay thế.

Má phanh đĩa cần thay thế khi má mòn đến rãnh giới hạn, mỗi lần thay nhớt hoặc bảo trì xe bạn nên kiểm tra. Nếu đúng mòn đến rãnh này thì bạn nên thay, tránh để mòn quá ảnh hưởng đến đĩa phanh..

Cách thay má phanh đĩa xe máy

Cách thay má phanh đĩa xe máy cần qua 7 bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ thay

thay má phanh xe máy

Bước 2: Tháo má phanh cũ

Sử dụng dụng cụ tháo cụm phanh và má phanh ra khỏi cụm phanh để chuẩn bị cho bước vệ sinh hệ thống.

cụm má phanh đĩa xe máy

Bước 3: Vệ sinh cụm phanh

Tay trái cầm cụm phanh, tay phải bóp phanh để pít tông phanh ra nhiều hơn để chuẩn bị vệ sinh.

Sử dụng RP7 xịt vào pít tông phanh và dùng rẻ lau lau sạch. Sau đó lấy kìm xoay pít tông để vệ sinh phần còn bẩn. Cần vệ sinh sạch, không được dính bụi. Có thể xịt RP7 nhiều lần và lau nhiều lần.

Bước 4: Lắp má phanh mới vào xe

Sử dụng kìm phanh ra để đẩy pít tông vào kịch chuẩn bị lắp má phanh.

Lắp má phanh vào cụm phanh, đảm bảo má khớp và đủ khe hở để gắn lên đĩa phanh.

Gắp cụm phanh vào xe, bắn chặt củ phanh vào giảm xóc hoặc khung xe.

Bước 5: Lắp cụm phanh vào hoàn thiện

Sau khi lắp xong cụm phanh vào xe thì cần phải bóp để test thử phanh, thậm chí cần chạy thử.

Sau đó kiểm tra xem phanh có quay nhẹ nhàng khi không bóp phanh không, kiểm tra phanh có bó không. Nếu bó thì cần xử lý cho hết bỏ.

Lưu ý khi thay má phanh: Cần bảo dưỡng cụm phanh sạch sẽ và trơn tru để hệ thống không bị kẹt về sau. Đảm bảo phanh ổn định và an toàn khi lái xe.

Thay má phanh đùm xe máy thì cần tháo bánh xe ra và lắp được má phanh. Khi thay cũng cần chú ý khâu vệ sinh bảo dưỡng hệ thống phanh là rất quan trọng. Dù là phanh đĩa hay phanh đùm thì đều cần đảm bảo yếu tố này.

Má phanh xe máy gồm 2 chiếc ở mỗi bánh, chúng đều là các chi tiết hao mòn nhanh và cần thay thế để đảm bảo an toàn khi chạy xe. Toàn bộ các xe thay má phanh tại Alobike đều được vệ sinh bảo dưỡng miễn phí, má phanh chuẩn chính hãng, đội ngũ thợ có trách nhiệm và làm chuẩn. Chúng tôi đã chia sẻ cụ thể những thông tin về việc giá và cách thay má phanh xe máy.

Link nội dung: https://marketingalpha.vn/thay-phanh-xe-may-bao-nhieu-tien-a48117.html