Sinh viên học Luật mấy năm ra trường?

Luật là chuyên ngành không mới nhưng vai trò của ngành Luật đối với xã hội là vô cùng quan trọng và cần thiết. Do đó, rất nhiều bạn trẻ trước khi bước vào cánh cổng đại học dành sự quan tâm không ít đến ngành nghề này. Nhiều bạn trẻ có ý định theo chuyên ngành luật nhưng băn khoăn không biết hiện nay, theo quy chế đào tạo của bộ giáo dục, Sinh viên học Luật mấy năm ra trường? Cơ hội việc làm cho sinh viên học ngành Luật hiện nay có cao không? Những khó khăn khi học ngành luật là gì? Bài viết sau đây ucra Học viện đào tạo pháp chế ICA sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé!

Cơ hội việc làm cho sinh viên học ngành Luật hiện nay

Đối với sinh viên ngành Luật hành chính cung cấp cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu về lý luận Nhà nước và pháp luật, kiến thức về cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về khoa học quản lý nhà nước và điều hành công sở, về công tác kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo … để tự tin đảm nhiệm nhiều vị trí công việc sau khi ra trường.

Do đó, khi ra trường, sinh viên học ngành Luật có thể đảm nhiệm những vị trí công việc sau đây:

Học Luật mấy năm ra trường?

Học Luật mấy năm ra trường là băn khoăn của nhiều bạn trẻ hiện nay. Tùy theo từng ngành học khác nhau mà thời gian đào tạo khác nhau. Đối với ngành Luật cũng vậy. Trung bình, các sinh viên học chuyên ngành Luật sẽ mất khoảng 04 năm để hoàn thành chương trình học của mình.

Tuy nhiên, nếu sau khi ra trường, các sinh viên muốn nâng cao trình độ chuyên môn thì có thể đăng ký tham gia đào tạo tại các lớp luật sư. Thời gian đào tạo tại các lớp luật sư để có được chứng chỉ hành nghề mất tối thiểu là 02 năm.

Do đó, một sinh viên chuyên ngành luật có thể mất khoảng 04 năm để ra trường và mất tối thiểu 06 năm để lấy được chứng chỉ luật sư.

Sinh viên học luật mấy năm ra trường?

Những khó khăn khi học ngành luật là gì?

Để nói đến những khó khăn khi học ngành luật thì mỗi cá nhân sẽ có những khó khăn khác nhau. Đôi khi có thể kể đến vài trang giấy thi đại học cũng nên. Đặc biệt là đối với các bạn sinh viên năm nhất khi vừa được làm quen và tìm hiểu về những khái niệm xa lạ. Tuy nhiên thì chúng ta có thể tóm lại thành những khó khăn lớn và thường gặp nhất như sau:

Thứ nhất, phải hiểu được cách quy định của luật

Thông thường tại mỗi bộ luật khác nhau sẽ quy định phạm vi điều chỉnh và đối tượng điều chỉnh, nôm na là giới thiệu những gì mà luật sẽ quy định. Và để có thể hiểu cũng như áp dụng đúng, bạn cần phải nắm được tư duy và logic, nguyên tắc của các quy định. Mỗi bộ luật sẽ có nguyên tắc khác nhau, có thể cùng một cụm từ nhưng lại được khái niệm theo cách khác nhau trong các bộ luật khác nhau. Bạn bắt buộc phải nắm được nguyên tắc của chúng trước khi bắt đầu áp dụng các điều khoản.

Thứ hai, có rất nhiều luật, văn bản luật liên tục được cập nhật, ban hành mới

Nhắc đến việc sửa đổi, bổ sung hay ban hành các văn bản luật mới là cơn ác mộng đối với các bạn sinh viên luật. Khi học, bạn sẽ được biết rằng mỗi một bộ luật lại có nhiều lần sửa đổi, ban hành mới. Ví dụ như Bộ luật dân sự, có BLDS 1995, BLDS 2005 và gần đây nhất là BLDS 2015. Để giải quyết được các vấn đề phát sinh tại thời điểm phát sinh trước khi luật mới được ban hành, các vấn đề đó cần áp dụng theo luật cũ.

Điều đó có nghĩa là người áp dụng luật không những phải nắm được những quy định của luật hiện hành mà còn phải nắm được những quy định ở cả luật cũ. Thống kê số lượng sinh viên trong các bài kiểm tra đã sử dụng sai, nhầm văn bản luật đã hết hiệu lực rất nhiều. Đây có lẽ là một trong những khó khăn khi học ngành luật mà bạn nên chú ý.

Thứ ba, vận dụng và giải quyết các tình huống thực tế

Việc tìm hiểu, giải quyết các tình huống, các tranh chấp thực tế chính là các bài tập không thể thiếu khi học luật. Bởi học luật là để áp dụng luật vào thực tiễn đời sống. Các giảng viên sẽ cung cấp các tình huống theo từng chủ đề của bài giảng với số lượng đủ để ngốn hết thời gian của bạn. Do đó, để giải quyết các bài tập này, bạn chắc chắn phải giải quyết theo nhóm. Lúc này, bạn không chỉ học cách áp dụng các lý thuyết đã được học vào tình huống mà còn phải biết cách làm việc nhóm, cách giao tiếp để trở thành một nhóm làm việc hiệu quả.

Mỗi tình huống tuy được phân loại theo đúng chương học nhưng khi giải quyết chúng, sinh viên buộc phải vận dụng hết tất cả các kiến thức của các môn học khác và cả kiến thức cuộc sống. Đổi lại, sau mỗi phần tình huống đã được phân tích, sinh viên luật đều có thêm nhiều kiến thức hơn, có thêm nhiều kỹ năng hơn.

Hy vọng với bài viết trên sẽ giúp bạn đọc trả lời được câu hỏi “Học Luật mấy năm ra trường?”. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi bài viết!

Câu hỏi thường gặp:

Link nội dung: https://marketingalpha.vn/nganh-luat-hoc-bao-nhieu-nam-a49739.html