Nhảy ngành từ ngân hàng sang business analyst cần học gì?

Với kinh nghiệm xử lý số liệu lâu năm, nhiều chuyên viên ngân hàng tự tin mình có thể chuyển sang vị trí business analyst và đạt được thành tựu với nghề này nhờ những thế mạnh tích lũy từ trước.

Thực tế, Business Analyst không chỉ đơn giản là một sự thay đổi nghề nghiệp mà là một cuộc hành trình đầy thử thách lẫn cơ hội. Việc này yêu cầu bạn phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, học hỏi để có thể thích nghi và phát triển trong môi trường làm việc đầy logic. Trong bài viết này, SOM sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan cũng như một chiến lược chuyển đổi phù hợp cho các chuyên viên ngân hàng! Hãy cùng tham khảo nhé!

Nhảy ngành từ ngân hàng sang business analyst cần học gì?

Những thế mạnh của các chuyên gia ngân hàng phù hợp với vị trí business analyst

Với xuất phát điểm là các chuyên viên ngân hàng, bạn có thể đã thuần thục một vài kỹ năng cần thiết cho vị trí business analyst. Những kỹ năng này bao gồm:

1. Hiểu biết về kinh doanh

Làm việc trong lĩnh vực có nhiều biến động thường xuyên, các chuyên gia ngân hàng có khả năng nắm bắt các khái niệm tài chính phức tạp và động thái của ngành. Điều này giúp họ phân tích, ra quyết định nhanh chóng và hiệu quả, đặc biệt trong những vấn đề liên quan đến ngân sách.

2. Kỹ năng giao tiếp

Kinh nghiệm trong việc xử lý khách hàng và các bên liên quan trang bị cho họ kỹ năng giao tiếp xuất sắc. Điều này giúp họ thu thập yêu cầu hiệu quả, giao tiếp tốt với các bên liên quan và xây dựng cũng như quản lý mối quan hệ.

3. Tư duy định hướng kết quả:

Vì phải làm việc dựa trên sự chính xác của số liệu, những chuyên viên ngân hàng thường có khả năng tập trung cao. Đồng thời, họ cũng làm việc với tư duy hướng đến kết quả, giải quyết vấn đề, cùng khả năng nhạy bén trong việc xác định cơ hội và thúc đẩy sự phát triển của tổ chức.

Những kỹ năng cần bổ sung để trở thành Business Analyst

Để trở thành một chuyên viên phân tích kinh doanh, các nhân viên ngân hàng cần bổ sung nhiều kỹ năng và kiến thức chuyên ngành. Một vài kỹ năng quan trọng nhất bao gồm:

1. Kiến thức về quy trình và mục tiêu Kinh doanh

Các chuyên viên phân tích kinh doanh phải hiểu rõ về mục tiêu tổng thể và hướng phát triển chiến lược của tổ chức. Điều này giúp họ điều chỉnh phân tích, đưa ra các đề xuất và giải pháp phù hợp với các mục tiêu rộng lớn của công ty. Vì vậy, ngoài kiến thức về dòng tiền và quản lý tài chính, các nhân viên ngân hàng cần trang bị thêm những kiến thức tổng quan về những bộ phận khác trong doanh nghiệp và cách chúng vận hành.

2. Khả năng làm việc với dữ liệu - cốt lõi của Business Analyst

Các kỹ năng cốt lõi của một BA liên quan đến việc thu thập thông tin, hợp tác với các bên liên quan, phân tích và mô hình hóa yêu cầu, và viết tài liệu đặc tả. Cụ thể hơn, một BA nên giỏi viết các trường hợp sử dụng, câu chuyện người dùng, tạo mô hình quy trình, nguyên mẫu, mô hình dữ liệu và chuẩn bị các tài liệu SRS/BRD.

3. Tư duy phân tích và phản biện

Kỹ năng phân tích và tư duy phê phán là rất quan trọng đối với nhà phân tích kinh doanh để phân tích các vấn đề phức tạp, phân tích từng phần thông tin một cách có hệ thống và đánh giá các lựa chọn khác nhau một cách khách quan. Những kỹ năng này giúp họ rút ra những nhận định từ dữ liệu và đưa ra các đề xuất có căn cứ.

4. Kỹ năng chuẩn hóa tài liệu và thuyết trình

Kỹ năng viết tài liệu và thuyết trình mạnh mẽ là rất quan trọng đối với nhà phân tích kinh doanh. Họ cần có khả năng tài liệu hóa yêu cầu, các phát hiện và đề xuất một cách rõ ràng và súc tích. Hơn nữa, các chuyên gia phân tích kinh doanh cần biết trình bày biểu đồ thông minh, truyền tải thông điệp khéo léo để các bên liên quan hiểu được ý nghĩa của số liệu.

5. Kỹ năng ra quyết định chuyên nghiệp

Các business analysts thường phải đối mặt với các tình huống cần phải đưa ra quyết định dựa trên phân tích và thông tin từ các bên liên quan. Việc đánh giá vấn đề và ra quyết định kịp thời giúp họ xem xét các rủi ro và chọn ra con đường tốt nhất phù hợp với các mục tiêu của tổ chức.

6. Quản lý các stakeholders - các bên liên quan

Quản lý mối quan hệ với các stakeholder là một yếu tố quan trọng đối với nhà phân tích kinh doanh. Họ phải hiểu các nhu cầu và mối quan tâm của các bên liên quan, đảm bảo cho chúng phù hợp với các mục tiêu dự án.

7. Khả năng học, cập nhật cái mới, thích ứng nhanh

Không chỉ là cập nhật biến động thị trường, khi làm công việc business analyst, các cự nhân viên ngân hàng phải cập nhật những xu hướng và công cụ mới. Bạn cần liên tục cải tiến, tìm kiếm cơ hội nâng cao kỹ năng, và đóng góp vào sự phát triển chuyên môn của mình lẫn lợi ích của tổ chức.

Trên đây chỉ là những tố chất cốt lõi để làm nghề. Thực tế, để tiến xa trong ngành business analysis, bạn cần trang bị khá nhiều kỹ năng khác, bao gồm kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng mềm. Bạn có thể tham khảoNhững kỹ năng cần thiết để trở thành chuyên gia phân tích kinh doanh để có cái nhìn chi tiết hơn.

xr:d:DAFKI4GXtsY:6,j:35106175662,t:22091210

Các bước để bước chân vào ngành phân tích kinh doanh - business analysis

Để trở thành một business analyst, các chuyên viên ngân hàng có thể lên lên kế hoạch theo các bước sau:

Bước 1: Đánh giá những kỹ năng cần bổ sung

Xác định những kiến thức và kỹ năng mà bạn đã học được từ kinh nghiệm làm việc trong ngành ngân hàng, như chuyên môn về phân bổ tín dụng hoặc kỹ năng quản lý mối quan hệ khách hàng. Nhận biết làm thế nào những kỹ năng này có thể có giá trị trong vai trò Business Analyst.

Tiếp đến, xác định những kỹ năng bạn cần bổ sung, từ kiến thức kinh doanh, kỹ năng mềm đến kiến thức chuyên môn. Vạch ra lộ trình học chi tiết với mục tiêu cụ thể.

Bước 2: Bắt đầu học business analyst

Tự học tại nhà hoặc tham gia các khóa học uy tín để trang bị kiến thức chuẩn chỉnh. Thời gian và không gian học có thể linh động, tùy vào khả năng và điều kiện của bạn. Điều quan trọng là chọn lựa các khóa học, chương trình học uy tín để đảm bảo kiến thức đầu vào chính xác và hữu ích.

Bước 3: Thu thập tín chỉ Business analyst hoặc tham gia các khóa học chuyên sâu

Cân nhắc việc tham gia vào các chương trình chứng chỉ phù hợp để minh chứng năng lực bản thân. Một vài chứng chỉ uy tín gồm Entry Certificate in Business Analysis (ECBA),

Certification of Capability in Business Analysis (CCBA), Certified Business Analysis Professional (CBAP)…

Bạn cũng có thể thay thế các tin chỉ bằng những bằng cấp, chứng nhận từ những khóa học uy tín với thứ hạng cao và có tên tuổi trong lĩnh vực này. Việc thu thập chứng chỉ hoặc bằng cấp đòi hỏi nhiều sự đầu tư, nhưng sẽ đền đáp cho bạn những cơ hội việc làm hấp dẫn hơn, hoặc sự tôn trọng, tin tưởng của đồng nghiệp.

→ Có thể bạn quan tâm: Chương trình thạc sỹ Phân tích kinh doanh bằng quốc tế tại Việt Nam

Bước 4: Tham gia các dự án phân tích kinh doanh thực tế

Có nhiều chương trình đào tạo cho bạn cơ hội tham gia các dự án phân tích dữ liệu thực tế, với sự giám sát và trợ giúp từ các chuyên gia cấp cao. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia các diễn đàn, hội nhóm, hội thảo trong ngành để tìm kiếm mối quan hệ và cơ hội cọ xát trong các dự án. Việc tích góp kinh nghiệm thực tế đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực business analysis và giúp nhà tuyển dụng có cái nhìn tích cực hơn về bạn.

Bước 5: Cập nhật sơ yếu lý lịch và chuẩn bị phỏng vấn

Bước cuối cùng, hãy làm quen với các câu hỏi phỏng vấn phổ biến cho vị trí Business Analyst và luyện tập trả lời một cách súc tích và ấn tượng. Ghi lại và đánh giá lại các câu trả lời để cải thiện kỹ năng giao tiếp và hiệu suất phỏng vấn của bạn.

Trên đây là những thông tin tổng quát cũng như gợi ý các bước để chuyển từ nhân viên ngân hàng sang business analyst. Trước khi bắt tay vào thực hiện, hãy cân nhắc thật kỹ về đam mê, điều kiện của bản thân để đảm bảo đưa ra lựa chọn đúng đắn bạn nhé!

Nếu quyết tâm theo đuổi nghề business analyst, hãy duy trì nỗ lực và quyết tâm nghiêm túc đến cùng! Chắc chắn bạn sẽ được đền đáp bằng những cơ hội nghề nghiệp và một môi trường làm việc thú vị! Chúc các bạn thành công!

Có thể bạn quan tâm:

Link nội dung: https://marketingalpha.vn/ba-ngan-hang-a50775.html