Phân biệt những loại mận phổ biến trên thị trường

Tại Việt Nam, mận được trồng nhiều ở các tỉnh Sơn La, Mộc Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Điện Biên... Ngoài yếu tố giống, tuổi của cây mận, thổ nhưỡng của từng vùng cũng ảnh hưởng rất lớn đến hương vị của những trái mận.

Các loại mận phổ biến trên thị trường

Mận có rất nhiều loại, sau đây là các loại mận phổ biến trên thị trường và được ưa chuộng nhất hiện nay.

Mận hậu Ruby Sơn La

Mận hậu Ruby Sơn La trái to, đều, dao động từ 18-25 trái/kg. (Ảnh: Tasting table)

Mận hậu Ruby Sơn La trái to, đều, dao động từ 18-25 trái/kg. (Ảnh: Tasting table)

Mận hậu Ruby Sơn La được trồng ở thung lũng Nà Ka, Mộc Châu, Sơn La. Chúng rất ngọt, quả tròn, to, mỗi kg chỉ khoảng 18-25 quả. Vỏ có màu đỏ ruby và xanh hòa quyện. Bên ngoài quả mận có phủ một lớp phấn trắng đặc trưng. Khi chín, nó có màu đỏ tía như quả cherry.

Mận hậu Ruby được chăm sóc và tuyển chọn kỹ lưỡng, trong 100 trái mận hậu được trồng tại Sơn La thì chỉ chọn lọc ra 5 trái đạt tiêu chuẩn mận hậu Ruby.

Những cây mận hậu Sơn La được tuyển chọn từ những cây mận cổ được trồng cách xa nhau để cây có không gian “thở” và hứng trọn ánh nắng mặt trời. Để có những trái mận chất lượng, người dân phải tỉa đi 30%-50% sản lượng, tỉa cành, tỉa trái để giữ lại những trái ngon nhất ở đầu cành. Được trồng ở thung lũng Nà Ka cao hơn mực nước biển 1.500m, sự chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm khá cao nên mận ở vùng đất này ngọt đậm đà hơn so với các vùng khác.

Mận Pu Nhi

Mận Pu Nhi - đặc sản nổi tiếng của tỉnh Sơn La được ví là "cherry Việt Nam". (Ảnh: Cleanipedia)

Mận Pu Nhi - đặc sản nổi tiếng của tỉnh Sơn La được ví là "cherry Việt Nam". (Ảnh: Cleanipedia)

Đây là loại quả đặc sản ở Sơn La, được ví như “cherry Việt Nam”. Mận Pu Nhi được trồng ở đồi núi Pu Nhi (huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La). Đây là giống mận bản địa được trồng nhiều ở một số bản ở Mộc Châu và Sông Mã.

Cây mận Pu Nhi là loại cây lâu năm, tùy từng điều kiện về khí hậu, thổ nhưỡng mà cho chất lượng quả khác nhau. Vùng núi này rất cao, đất vàng, quanh năm khô hạn nên những cây mận phát triển rất chậm, trái nhỏ, thưa trái. Bà con đồng bào trên núi Pu Nhi vẫn giữ nguyên phương pháp canh tác thuận tự nhiên: Tự để cây lớn, ra hoa, đậu quả dựa vào “ông trời”.

Do trồng ở vùng núi cao, thổ nhưỡng tốt, cây lâu năm cộng với đặc trưng khí hậu vùng Tây Bắc nên những trái mận ở đây tuy không to như mận các vùng khác nhưng có màu đỏ thẫm, giòn, cứng quả, vỏ mỏng, róc hạt, bên ngoài phủ một lớp phấn rất đẹp và khi chín ngọt lịm, hậu vị thơm ngon.

Thời gian thu hoạch của mận Pu Nhi rất ngắn, chỉ kéo dài đúng 20 ngày mà không phải mùa nào cũng có nên đặc sản này khó tìm mua so với mận hậu thông thường.

Mận Tam Hoa

Mận Tam Hoa khi chín có màu đỏ, ăn giòn, vị dịu ngọt, có vị chát đặc trưng nhưng không bị đắng. (Ảnh: Southern living)

Mận Tam Hoa khi chín có màu đỏ, ăn giòn, vị dịu ngọt, có vị chát đặc trưng nhưng không bị đắng. (Ảnh: Southern living)

Trong những loại mận phổ biến trên thị trường, mận hậu tam hoa được bày bán nhiều hơn hai loại trên. Đây là đặc sản vùng Bắc Hà, Lào Cai, có cả ở Hà Giang, Cao Bằng.

Mận tam hoa cho quả tròn, to, đẹp mã, khi chín có màu đỏ tươi đến đỏ đậm, trọng lượng từ 20- 30 quả/kg. Loại mận này có lớp cùi khá dày và hạt nhỏ, vị giòn và ngọt, vỏ hơi chát nhẹ, không đắng. Mận chưa chín hẳn dôn dốt chua, chấm muối ăn rất ngon.

Lào Cai và Sơn La với diện tích trồng mận tam hoa khá lớn. Điều kiện lý tưởng để mận tam hoa kết trái là cây được trồng ở độ cao trên 800 mét, khí hậu mát mẻ, thoáng đãng.

Mận hậu

Mận hậu là đặc sản nổi tiếng của tỉnh Sơn La. (Ảnh: coedo.com)

Mận hậu là đặc sản nổi tiếng của tỉnh Sơn La. (Ảnh: coedo.com)

Mận hậu là một trong những loại mận phổ biến trên thị trường, ngon nổi tiếng vùng núi Tây Bắc.

Mận hậu được trồng ở nhiều khu vực khác nhau nhưng những quả mận ngon nhất là được trồng ở Sơn La. Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi nên quả mận ở đây có hương vị thơm ngon khác biệt.

Mận hậu có khá nhiều quả to, phần thịt chắc và dày, hạt nhỏ. Những quả còn xanh khá chua và chát, bên ngoài da căng bóng. Khi chín, mận hậu có màu đỏ như quả cherry, phần thịt giòn, vị ngọt. Bên ngoài vỏ có lớp phấn trắng xóa.

Mận cơm

Mận cơm hay còn gọi là mận thóc, có nhiều màu như đỏ, vàng, xanh. (Ảnh: bTaske)

Mận cơm hay còn gọi là mận thóc, có nhiều màu như đỏ, vàng, xanh. (Ảnh: bTaske)

Mận cơm hay còn gọi là mận thóc, có nhiều màu như đỏ, vàng, xanh, được trồng chủ yếu ở trung du miền núi phía Bắc. Lúc mới ăn, nó có vị chua hơi chát nhưng ăn dần sẽ thấy cảm nhận được vị ngọt.

Mận cơm quả nhỏ, lúc chưa chín có màu xanh nhưng khi chín chuyển sang màu vàng và đỏ nhạt; khi ăn có độ giòn, chua nhẹ, róc hạt và hạt nhỏ. Với những người thích đồ chua thì món mận cơm xóc muối ớt hay muối ô mai sẽ cực kỳ hấp dẫn.

Mận Tả Van

Quả mận Tả Van khi chín có màu đỏ rực, bên trong ruột đỏ. (Ảnh: Instacart)

Quả mận Tả Van khi chín có màu đỏ rực, bên trong ruột đỏ. (Ảnh: Instacart)

Mận Tả Van là một giống mận đặc biệt ở các xã vùng cao ở hai huyện Bắc Hà, Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai. Nó được trồng nhiều nhất ở xã Tả Van Chư, huyện Bắc Hà.

Loại mần này rất kén chỗ trồng, chỉ cho quả ngon ngọt, giòn khi trồng ở độ cao trên 1.500m so với mực nước biển. Đây có lẽ là một yếu tố tạo nên hương vị đặc biệt của mận Tả Van.

Quả mận Tả Van khi chín có màu đỏ rực, bên trong ruột đỏ, thơm, giòn, vị ngọt pha lẫn vị chua tự nhiên, dễ ăn. Ngoài việc ăn tươi, mận Tả Van còn được người dân chế biến thành những món ăn, đồ uống thơm ngon, mát lạnh và bổ dưỡng như mứt mận, siro mận, nước ép mận, mận dầm, sữa chua mận…

Link nội dung: https://marketingalpha.vn/cac-loai-man-a52154.html