Trầm cảm muốn chết đang là sự ám ảnh đối với nhiều người. Có ý định tự sát hoặc tự sát thường xảy ra với những bệnh nhân mang bệnh lý trầm cảm nặng.
Đối với người bị trầm cảm nặng thì tự sát là mối đe dọa thực sự. Những suy nghĩ tiêu cực bao trùm lên người bệnh, họ thường nghĩ bản thân mình vô dụng, là gánh nặng cho người khác, những suy nghĩ dai dẳng này khiến người bệnh không thoát ra được, dẫn đến những ý định hoăc hành vi tự sát. Trầm cảm nặng gây không ít đau buồn cho gia đình và những người xung quanh. Biết được dấu hiệu của trầm cảm nặng để can thiệp kịp thời có thể tránh được những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Nên đọc bài viết “Tất tần tật các thông tin về trầm cảm nặng” trước khi đọc nội dung dưới
Dấu hiệu của trầm cảm nặng
Hầu hết các dấu hiệu của trầm cảm nặng thường biểu hiện rõ ở hành vi, và tự tử là hành động gây ra nhiều ám ảnh nhất cho người cộng đồng. Hành vi tự tử hoàn toàn có thể ngăn chặn được khi ta kịp thời nắm bắt được những biểu hiện bất thường của người bệnh. Dưới đây là những triệu chứng của trầm cảm nặng:
Đau đầu, rối loạn giấc ngủ thường xuyên là những dấu hiệu trầm cảm
- Rối loạn giấc ngủ: Thường xuyên mất ngủ sẽ gây tổn thương nghiêm trọng đến thần kinh của người bệnh, đồng thời khi mất ngủ người bệnh dễ sinh ra những suy nghĩ tiêu cực hơn, dễ gây những hành động tự sát.
- Thường xuyên cáu gắt với những người xung quanh: Người bệnh luôn có những tâm trạng bất ổn, kích động, luôn có những suy nghĩ những người xung quanh sẽ làm hại mình do vậy họ thể hiện tâm trạng cáu gắt để cô lập và bảo vệ cho chính bản thân mình.
- Mất hứng thú với các hoạt động yêu thích: Khi bệnh trầm cảm trở nên nặng nề thì người bệnh sẽ mất hứng thú với những hoạt động yêu thích trước đó, không còn cảm thấy sự nhiệt huyết trong bất cứ vấn đề gì. Khi niềm đam mê không còn người bệnh sẽ mất đi niềm vui lớn nhất trong cuộc đời, từ đó những suy nghĩ, hành vi trở nên vô định, tiêu cực.
- Suy nghĩ dai dẳng về điều gì đó xấu xảy ra: Người bệnh luôn có những suy nghĩ về những điều xấu, tồi tệ sẽ xảy ra trong tương lai, điều này gia tăng những lo âu, căng thẳng của người bệnh. Khi người bệnh không dám đối diện với chính những điều mình liên tưởng về tương lai thì việc suy nghĩ và hành vi tự sát có thể là điều mà người bệnh lựa chọn để giải quyết vấn đề.
- Xuất hiện ảo giác, hoang tưởng: Trong trường hợp bệnh rất nặng, có thể xuất hiện tác triệu chứng thần kinh, ảo giác cả về âm thanh lẫn hình ảnh.
- Không có khả năng tự chăm sóc bản thân: Việc vệ sinh cá nhân, ăn ngủ và nghỉ cũng là điều rất khó khăn với bệnh nhân trầm cảm
- Suy nghĩ về cái chết, có những hành vi tự sát hoặc tự tử: Đây là biểu hiện thường xuyên của bệnh nhân mắc chứng trầm cảm nặng. Khi đã có những suy nghĩ về tự sát thì người bệnh luôn tập trung tìm hiểu cái chết, có người sẽ công khai về việc họ muốn chết, hoặc họ sẽ nghiên cứu cách tự sát bằng nhiều cách như mua súng, dao, hoặc thuốc viên, nhiều người sẽ cho đi những đồ vật hoặc nói lời tạm biệt với người khác…Tất cả đều nằm trong kế hoạch tự sát của họ. Phát hiện những suy nghĩ hay hành vi bất thường này của người bệnh, cần tìm ngay những sự trợ giúp để ngăn chặn những hệ xấu có thể xảy ra.
Thế còn với người trầm cảm nhẹ thì biểu hiện như nào? Bài viết sau “Dấu hiệu người mắc trầm cảm nhẹ” sẽ giải đáp
Hậu quả nghiêm trọng của bệnh trầm cảm
Bệnh trầm cảm thực sự đang gây ra những ám ảnh kinh hoàng trong xã hội hiện nay. Nó không chỉ gây ra những tổn thương về tinh thần cho người bệnh mà còn gây hệ lụy nghiêm trọng đến thể chất. Và hậu quả nghiêm trọng nhất mà nó gây ra chính là cái chết. Hầu hết người bệnh trầm cảm nặng sẽ có những suy nghĩ và hành vi tự sát để chấm dứt những căng thẳng, suy nghĩ ám ảnh kéo dài. Đã có biết bao cái chết thương tâm gây chấn động dư luận trong thời gian qua, phải kể đến là người mẹ mắc trầm cảm sau sinh đã sát hại đứa con 33 ngày tuổi tại xã Hữu Bằng, Thạch Thất, Hà Tây hay đến giọng hát chính của nhóm nhạc Linkin Park treo cổ tự tử, thành viên của nhóm SHINee đã tự tử do áp lực của sự nổi tiếng. Tất cả đều do bệnh lý trầm cảm gây ra và số người tự tử vì căn bệnh này vẫn đang tăng lên từng ngày.
- Theo các trung tâm nghiên cứu về bênh các bệnh liên quan đến tâm thần học thì ngày càng có nhiều những trường hợp tự tử do bệnh lý trầm cảm.
- Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm trên thế giới có khoảng 850.000 người tự tử vì bệnh rối loạn trầm cảm. Cho đến hiện tại thì bệnh trầm cảm đang đứng thứ 2 về gánh nặng tâm lý chỉ sau bệnh mạch vành. Ở Việt Nam, WHO ghi nhận khoảng 5.000 người chết do tự tử vì bệnh trầm cảm mỗi năm.
- Năm 2014 tại Nhật Bản đã thống kê có khoảng 70 người tự tử mỗi ngày, trong đó hơn 1/3 là các bệnh nhân có mang bênh lý trầm cảm.
Cái chết là hậu quả đáng sợ nhất của căn bệnh trầm cảm
- Mỗi năm tại Mỹ trầm cảm lấy đi sinh mạng của khoảng 30000 người, mặc dù con số có thể cao hơn vì có những vụ tự tử chưa được làm rõ nguyên nhân hoặc chưa được công nhận là do bệnh lý trầm cảm gây ra.
- Không những thế tại Viện tâm thần Trung Ương ( Bệnh viện Bạch Mai) đã thống kê trong số 200 bệnh nhân đến khám bệnh tâm thần thì có 1/4 số người khám và điều trị bệnh lý trầm cảm. Năm 2016, số lượng bệnh nhân điều trị bệnh lý trầm cảm ở đây lên đến con số 19.000. Và ước tính trên cả nước, mỗi năm có tới hàng ngàn người chết do trầm cảm gây ra.
Những con số thống kê cho ta thấy được hệ lụy nghiêm trọng của bệnh lý gây ra cho người bệnh trầm cảm. Bất cứ ai cũng có nguy cơ mắc bệnh. Hãy đừng bỏ qua những lời nói của ai đó than phiền về cuộc sống buồn chán và tâm trạng mệt mỏi của họ vì rất có thể một trong số chúng ta có thể đưa ra lời khuyên giúp họ sống vui vẻ và tránh xa bệnh lý trầm cảm.
Benhlytramcam.vn