Trùng Sơn Cổ Tự Ninh Thuận CÓ GÌ ĐẶC BIỆT, CUỐN HÚT DU KHÁCH

Trùng Sơn Cổ Tự và Chùa Kim Sơn là 2 ngôi chùa đẹp và nổi tiếng ở Ninh Thuận được nhiều người tìm đến trong chuyến du lịch. Điểm nổi của ngôi chùa này là trên một ngọn núi thuộc địa phận thị trấn Khánh Hải, huyện Ninh Hải, cách biển Ninh Chữ 2km và thành phố Phan Rang - Tháp Chàm chừng 7km.

1. Đường đi đến Trùng Sơn cổ tự Ninh Thuận

Trùng Sơn Cổ Tự tọa lạc tại Núi Đá Chồng, địa chỉ: đường Trường Chinh, thị trấn Khánh Hải (ngay cạnh bãi biển Ninh Chữ), Văn Hải, huyện Ninh Hải, Ninh Thuận. Nằm độ cao hơn 60m so với mặt nước biển. Đường dẫn lên chùa là đường tam cấp dốc, thẳng đứng với gần 300 bậc thang được lát đá xanh rất công phu.

2. Lịch sử hình thành chùa Trùng Sơn Cổ Tự tọa lạc trên núi Đá Chồng

Được biết, Trùng Sơn Cổ Tự được xây dựng vào năm 1973 bởi Hòa thượng Thích Bửu Hiền. Một người xuất thân từ tổ đình Trùng Khánh, ngôi tổ đình cổ hơn 300 năm tuổi u theo hệ phái Bắc Tông của Đạt Ma sư tổ dòng lâm tê chánh tông ngự trị ngay dưới chân núi Đá Chồng, cách Trùng Sơn Cổ Tự tầm 200 mét đường núi và đường bộ.

Ban đầu, chùa chỉ là một ngôi nhà thờ Phật giản dị trên núi, là nơi hàng ngày nhà sư Bửu Hiền dùng làm nơi tu tập, đồng thời cũng là nơi để bà con, phật tự viếng thăm, khấn phật, cầu an. Dần về sau, ngôi am nhỏ được nhà sư mở rộng, xây thêm các hạng mục, tiểu cảnh nhằm mục đích làm nơi nghỉ ngơi, ngắm cảnh cho bà con, phật tử gần xa mỗi khi lên viếng phật.

Qua đời của Hòa thượng Thích Bửu Hiền, đến đời của Thượng tọa Thích Tâm Tường. Ngôi am được mở rộng xây dựng trên diện tích, quy mô hoành tráng gồm nhiều hạng mục như cổng tam quan, chánh điện, nhà thờ tổ, … Năm 2012, do hạn hẹp về kinh phí nên chùa chỉ hoàn thành trước hạng mục chính điện, nhà thờ tổ, sân hiện, bậc cấp tam quan lên xuống … riêng hạng mục tam quan, các tiểu cảnh, khu vực đặt thờ các tượng phật, bồ tát ngoài trời, … vẫn đang trong quá trình hoàn thiện.

Do việc xây dựng theo địa hình đồi núi nên rất khó phân biệt đâu là tiền đường, bái đường, chính điện, cổng tam quan hay nhà thờ tổ. Chính vì thế mà tổng thể công trình chùa vừa tạo ra tính sinh động theo mô típ kiến trúc độc đáo, đồng thời cũng tạo ra tính phức tạp khi nhận diện.

Sau hơn 40 năm xây dựng và hoàn thiện. Cho đến ngày nay, chùa đã trải qua ba đời trụ trì. Trong đó gồm: Hòa thượng Thích Bửu Hiền (người sáng lập), Thượng tọa Thích Tâm Trường (người kế nhiệm thứ hai và cũng là đệ tử của Hòa Thượng Thích Minh Tâm, sư huynh Hòa Thượng Thích Bửu Hiền), Đại đức Thích Nguyên Minh (trụ trì hiện nay, đệ tử Thượng tọa Thích Tâm Trường). Nhìn chung, các đời trụ trì của chùa Trùng Sơn đều có mối gắn kết của “tông môn pháp phái”

3. Những tranh cãi về tên gọi “Cổ Tự” gắn liền chùa Trùng Khánh

Như đề cập, Trùng Sơn cổ tự được khởi công xây dựng từ năm 1973. Tính đến nay (2020), thì tuổi đời của chùa là 38 tuổi. Theo nguyên tắc, để đặt và gọi tên cho một ngôi chùa gắn với từ “Cổ Tự” thì bắt buộc đó là là ngôi chùa có tuổi đời trên hơn 100 năm. Vậy tên gọi “Cổ Tự” bắt đầu từ đâu?

Để giải thích cho điều này, theo lời kế nhiệm thứ hai của Hòa thượng Thích Tâm Trường. Tên gọi Trùng Sơn Cổ Tự là ngụ ý để chỉ cho tổ đình Trùng Khánh dưới chân núi Đá Chồng được xây dựng cách đây gần 300 năm.

Trùng Sơn Cổ Tự
Trùng Sơn Cổ Tự Ninh Thuận về đêm - Ảnh: Trịnh Đình Nghĩa

Chính nơi đây là mà thầy ông (Hòa Thượng Thích Bửu Hiền) đã tu tập trước khi sáng lập ra chùa Trùng Sơn. Bản thân Hòa thượng Thích Tâm Trường cũng tu tập và thọ giáo kinh lý ở đây bởi sự chỉ dạy của Hòa thượng Thích Bửu Hiền. Chính từ điều này mà khi sáng lập chùa Trùng Sơn, Hòa thượng thích Bưu Hiền đã thêm từ “cổ tự” với ngụ ý để chỉ Tổ Đình Trùng Khánh - nơi mà mình khi xưa đã thọ phật, giác ngộ và tu đạo.

4. Khám phá những nét độc đáo của ngôi chùa đẹp nhất Ninh Thuận

Phải nói rằng, một trong những yếu tố tạo nên điểm nhấn cho Trùng Sơn Cổ Tự chính là nét phong cách kiến trúc, địa thế ngự trị và không cảnh núi đá hoang sơ của Núi Đá Chồng.

Cụ thể, nơi Trùng Sơn Cổ Tự tọa lạc có độ cao hơn 60m so với mặt nước biển. Đường dẫn lên chùa là đường tam cấp dốc, thẳng đứng với gần 500. Từ dưới núi đi lên nhìn theo hướng tay trái chính là ngôi Thiền Viện Trúc Lâm Viên ngộ, lên khoảng nửa đường nhìn hướng tay phải chính là chùa ni tổ đình Trùng Khánh (chùa tăng thì ngay dưới chân núi Đá Chồng, cách khoảng 200m đi bộ).

Đi hết đường tam cấp, cảnh sắc mở ra đầu tiên chính là hạng mục tam quan còn đang xây dựng theo phong cách kiến trúc cổ thuần Việt. Tuy chưa hoàn thành, nhưng khi nhìn tổng thể, tam quan Trùng Sơn Cổ Tự là hạng mục vững chắc, bền bỉ, rộng lớn khi nguyên vật liệu hoàn toàn và bê tông, cốt thép và đá xanh.

Chùa đẹp Ninh Thuận
Tổ hợp Thiền Viện Trúc Lâm Viên Ngộ (bên trái), chùa Ni Trùng Khánh (bên phải) và Trùng Sơn Cổ Tự - Ảnh: Trịnh Đình Nghĩa

Qua tam quan, tiếp tục đi lên là khoảng sân hiên phía dưới, với điểm nhấn là nhiều cây cảnh và đôi rồng thời Lý Trần uy nghi, dũng mãnh. Ngay tại vị trí này, chỉ cần phóng tầm mắt là có thể thấy toàn cảnh núi non, biển cả, đồi cát, đồng muối, ruộng lúa của huyện Ninh hải và thành phố Phan Rang.

Chỉ cần chọn một góc nhỏ tại sân hiên, tất cả các hình ảnh của các cánh đồng lúa, các nương rẫy, các giàn nho, con sông Dinh, các hàng quán và những con đường bình yên còn gợi lên vẻ thanh bình, giản dị của một vùng quê sẽ hiện rõ lên trên mắt bạn.

Từ sân hiên đi lên theo bậc tam cấp, chính là quần thể công trình kiến trúc gồm sân hiện trên, chính điện, nhà thờ tổ, nhà khách, … mà ba đời trụ trì xây dựng.

Đi dạo một vòng ở các hạng mục này, bất kỳ ai cũng đều thấy rõ nét kiến trúc đặc sắc được kết hợp bởi phương Tây và phương Đông. Đặc biệt, nếu quan sát kỹ lưỡng, những nét được thể hiện trong từng kiến trúc đều ánh lên vẻ đặc trưng riêng của khí hậu nắng gió Phan Rang, đó là ánh sáng mặt trời hòa vào trong các không gian rộng lớn.

Trùng Sơn Cổ Tự Ninh Thuận
Khu vực chánh điện Trùng Sơn Cổ Tự - Ảnh: Trịnh Đình Nghĩa

Tại khu vực các kiến trúc này, những ngày rằm, ba mươi, mùng 1, mười bốn, các ngày lễ quan trọng hay các ngày xuân. Nhiều hoạt động diễn ra sôi động để bà con, phật tử tham gia.

Tuy là ngôi chùa, nhưng giới trẻ rất thích đến đây, nhất là khi trời về chiều. Mục đích của các bạn khi đến đây ngoài việc hành hương lễ Phật thì luôn đi tìm cho mình những không cảnh để lưu giữ lại những bức ảnh sinh động.

Mỗi bức ảnh khi các bạn trẻ chụp được thể hiện bằng nhiều vị trí và thời gian khác nhau. Tuy nhiên, khi hoàng hôn về là lúc các bạn trẻ tìm đến và chụp hình nhiều nhất.

Chùa Trùng Sơn cổ tự còn nổi tiếng là nơi rất linh thiêng khi đây là nơi ngự trị của hai ngôi chùa Thiền Viện Trúc Lâm Viên Ngộ và Tổ đình chùa Trùng Khánh. Sự hội tụ này thể hiện cho một vùng đất linh khí của đất trời.

5. Một số lưu ý khi tham quan Trùng Sơn Cổ Tự Ninh Thuận

Vì là điểm tâm linh và trang nghiêm của Phật giáo, chính vì thế mà khi đến tham quan và viếng chùa bạn phải tuân thủ một số quy định bắt buộc.

Trùng Sơn Cổ Tự Ninh Thuận chào đón bạn ghé thăm…

6. Giới thiệu chi tiết địa điểm du lịch Ninh Thuận nổi tiếng nhất hiện nay

Địa Điểm Du Lịch Ninh Thuận nổi tiếng (link đính kèm)Call/Zalo

Blogger: Tuệ Minh

Link nội dung: https://marketingalpha.vn/chua-trung-son-co-tu-ninh-thuan-a55935.html