Steak là gì? Các mức độ chín của steak và các loại steak thông dụng

1. Steak là gì? Beefsteak là gì?

Steak là gì?

Steak là một miếng thịt được cắt ngang qua các sợi cơ và được chế biến bằng phương pháp nướng là chủ yếu và đôi khi cũng được áp chảo.

Thịt dùng làm steak được lấy từ thịt gia súc, các động vật ăn cỏ như heo, bò, cừu, lạc đà, tuần lộc,...Các loại cá như cá hồi và cá lớn: cá kiếm, cá marlin,...cũng có thể làm steak. Thỉnh thoảng người ta cũng hay dùng thịt gia cầm để chế biến món ăn hấp dẫn này.

Beefsteak là gì?

Beefsteak là gì?

Beefsteak hay còn được gọi ngắn gọn là steak và chúng được cho bắt nguồn từ tiếng Pháp. Đây là tên gọi chỉ một miếng thịt bò được cắt ngang thành một lát phẳng và được làm chín bằng phương pháp nướng trên vỉ, áp chảo hoặc nướng trong lò ở nhiệt độ cao.

Phần thịt được cắt ra từ sườn bò hay thăn bò sẽ cho ra những miếng steak mềm thơm, hấp dẫn. Beefsteak được chế biến và dùng ngay để giữ được độ ấm, dễ dàng cảm nhận được hương vị của thịt. Chính vì điều này mà người ăn thường dùng hết trong một lần, ít khi họ tái sử dụng món miếng steak đã để nguội.

Thịt sống (Raw) steak

2. Các mức độ chín của steak

Thịt sống (Raw)

Đây là loại thịt còn sống 100%, chưa qua chế biến, thịt còn đỏ tười và còn giữ được hơi ấm. Ở mức độ này, thịt bò thường được dùng để chế biến món Tartare trứ danh nổi tiếng của Pháp.

Tuy nhiên, sử dụng bất kì loại thịt nào ở mức độ này đều sẽ dễ dẫn đến những ảnh hưởng xấu cho cơ thể vì nguy cơ bị nhiễm giun sán hay động vật ký sinh.

Tái sống (Blue rare - Extra rare - Blue) steak

Tái sống (Blue rare - Extra rare - Blue)

Ở mức độ này, thịt chỉ được làm chín 10%, chúng được nướng trên bếp trong khoảng 30 giây. Vì sự chế biến này mà phần thịt bên trong vẫn mềm, còn màu đỏ, trong khi bên ngoài thì bị cháy một ít.

Nhiều người vẫn hay vắt lên một ít nước chanh hoặc ăn kèm với các loại nước chấm hay nước sốt tiêu xay có vị cay nồng để tăng thêm hương vị cho món ăn.

Tái (Rare) steak

Tái (Rare)

Thịt tái có mức độ chín khoảng 25%, độ ấm của thịt dao động từ 30 - 51 độ C. Phần thịt sẽ có độ ấm nhẹ, bên trong còn giữ được hơi lạnh và vẫn còn thấy màu đỏ tươi, mọng nước, miếng thịt sẽ rất mềm.

Thịt tái sẽ chín nhiều hơn thịt tái sống một ít vì chúng được nướng cháy xém nhẹ ở hai mặt. Chúng thường được nướng khoảng 2 phút ở mỗi mặt.

Tái chín (Medium rare) steak

Tái chín (Medium rare)

Mức độ thịt chín là 50%, bên ngoài được nướng cháy xém nhưng bên trong vẫn giữ được độ mềm, mức độ đỏ của thịt còn khoảng 40% và ở giữa sẽ nhạt dần.

Lớp ngoài của thịt có màu nâu, bên trong thì hồng hào và mềm mại, mọng nước nhờ nướng đều 2 mặt trong thời gian khoảng 2 - 3 phút. Nhiệt độ của thịt tái chín sẽ dao động từ 57 - 63 độ C, chúng vẫn còn giữ nước nhưng ít hơn thịt tái.

Chín vừa (Medium) steak

Chín vừa (Medium)

Thịt chín vừa có mức độ chín khoảng 75% và nhiệt độ từ 63 - 68 độ C. Thịt không còn màu đổ tươi của máu mà dần chuyển sang hồng nhạt và còn rất ít nước.

Đây là loại thịt được nướng khoảng 4 phút ở mỗi mặt và được ưa dùng nhiều hơn vì cấp độ chín lý tưởng, hương thơm và mức độ ẩm của thịt cũng rất phù hợp.

Chín tới (Medium well) steak

Chín tới (Medium well)

Thịt chín tới sẽ chín khoảng 90% tổng miếng thị và nhiệt độ sẽ từ 72 - 77 độ C. Bên ngoài miếng thịt sẽ có màu nâu tái và hầu như không còn nước. Phần thịt bên trong sẽ có màu hồng nhẹ và cũng khá được ưa chuộng.

Để chế biến được cấp độ thịt này, người cần nướng khoảng 5 phút ở mỗi mặt và canh thời gian rất chuẩn bởi ranh giới giữa chín vừa, chín tới và chín hẳn rất mong manh.

Chín đều, chín hẳn (Well done) steak

Chín đều, chín hẳn (Well done)

Phần thịt sẽ được làm chín 100% và trở thành một màu nâu hoàn toàn. Khi đó nhiệt độ của thịt sẽ khoảng 77 độ C trở lên. Thịt có độ ráo nhất định nhưng không quá khô và vẫn giữ được mùi thơm hấp dẫn.

Chúng thường được nướng khoảng 6 phút ở mỗi mặt và nướng ở nhiệt độ thấp để có thể tạo ra miếng steak chín đều thơm ngon, đẹp mắt.

Chín cháy, cháy khét (Overcooked) steak

Chín cháy, cháy khét (Overcooked)

Do nướng quá lâu hoặc trên lửa lớn, miếng thịt sẽ bị cháy khét, khô ráp và không còn nước. Đây là một trong những tai nạn nghề nghiệp mà hầu như không một người đầu bếp hay người nội trợ nào muốn gặp phải.

Đùi thăn bò (rump steak)

3. Các loại steak thông dụng

Beefsteak

Đùi thăn bò (rump steak)

Được lấy từ phần đùi thăn bò - nơi có giá trị, nhiều dinh dưỡng và thích hợp nhất để làm steak. Thành phẩm sẽ có bản to, khá đều màu và độ mềm mịn nhất định.

Thăn lưng bò (striploin steak)

Thăn lưng bò (striploin steak)

Phần thịt lưng bò mềm đã khiến chúng trở thành món steak thông dụng được ưa chuộng của những ai mê món steak.

Thành phẩm sẽ có khá nhiều mỡ, nhưng vẫn mềm thơm và giữ được hương thơm đậm đà vô cùng đặc biệt

Thăn chuột (tenderloin steak)

Thăn chuột (tenderloin steak)

Đây là miếng steak được lấy từ phần ít vận động nhất của bò do vậy thành phẩm của chúng sẽ rất mềm mại và thơm ngon. Phần phi lê sẽ rất mềm, thơm và có hàm lượng dinh dưỡng cực kỳ cao.

Bạn biết không, 1 con bò Úc có trọng lượng 300 - 400kg nhưng phần phi lê thăn chuột sử dụng ở món beefsteak này chỉ khoảng 1.7 - 2kg, do đó giá thành của món ăn này không hề rẻ tí nào.

Thăn phi lê (filet mignon)

Thăn phi lê (filet mignon)

Đây là phần thịt được lấy từ hai bên sườn của bò (thường là bò tơ hoặc bò cái), được thu hoạch dưới dạng từng miếng dài và được bán nguyên miếng, khi chế biến sẽ cắt thành từng khoanh nhỏ.

Đây là phần thịt mềm và có giá thành khá đắt vì khối lượng thu hoạch được cũng khá ít. Tuy nhiên nó thường không có nhiều hương vị đặc trưng như những vùng thịt khác.

Rib eye steak (scotch filet)

Rib eye steak (scotch filet)

Loại beefsteak này cũng khá phổ biến và thông dụng đối với những ai đam mê món steak. Thành phẩm mềm thơm, mọng nước, có hương vị đậm đà, đặc trưng với lớp mỡ bóng loáng tràn bên ngoài miếng thịt, rất bắt mắt và cuốn hút.

Sườn chữ T (T - bone steak)

Sườn chữ T (T - bone steak)

T - bone sẽ có một phần xương ở giữa miếng thịt và được người Úc dùng phổ biến trong các bữa tệc BBQ với gia đình và người thân.

Phần thịt cũng khá mềm mang hương vị của cả thăn chuột và thăn lưng. Do đó chúng rất được ưa chuộng và sử dụng khá rộng rãi.

Steak cá hồi

Steak cá hồi

Steak cá hồi với lớp bên ngoài có màu vàng nâu bắt mắt và phần thịt cá hồi chắc nịch được tẩm ướp kỹ càng với gia vị và nước cốt chanh bên trong tạo nên hương vị đậm đà.

Ăn kèm với steak cá hồi là sốt bơ béo ngậy. Nếu bạn muốn thưởng thức với rượu thì nên chọn vang trắng là hợp nhất.

Steak heo

Steak heo

Món steak heo cũng thơm ngon và hấp dẫn không kém gì với món beefsteak nổi tiếng. Hầu hết mọi nhà hàng đều có song song hai món này trong thực đơn.

Steak heo cũng có độ dai, vị rất đậm đà và hương thơm hấp dẫn khi sử dụng nhiều vùng thịt khác nhau trên cơ thể heo.

Steak cừu

Steak gà

Món ăn này cũng khá ngon tuy nhiên chúng không được phổ biến cho lắm, nên bạn cũng khó có thể bắt gặp. Steak sử dụng những miếng thịt lớn, cắt ngang nhưng thịt gà không đủ đáp ứng nhu cầu này.

Chúng thường được cắt thành những miếng nhỏ và đôi khi không "đẹp mắt" lắm. Steak gà bao gồm cả cơ, da, mỡ và đôi khi còn một ít xương nhưng chúng vẫn rất béo và đậm đà.

Steak là gì? Các mức độ chín của steak và các loại steak thông dụng

Steak cừu

Đây cũng là món khá ít gặp vì chúng cũng không phổ biến như steak gà. Đôi khi chúng vẫn còn tại một ít mùi tanh, điều này cũng là một trong những yếu tố tạo nên hương vị đặc trưng của steak cừu.

Món ăn thường được nướng, chiên và đôi khi là áp chảo có độ mềm và thơm béo rất đặc biệt. Nếu có cơ hội bạn hãy thử món ăn độc đáo này nhé.

Steak là gì? Các mức độ chín của steak và các loại steak thông dụng

CLICK xem ngay bếp nướng điện đang giảm giá CỰC SỐC

Mời bạn tham khảo thêm một số bếp nướng điện nổi bật tại Điện máy XANH để thực hiện món ăn dễ dàng hơn nhé!

Trên đây là tất tần tật những thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc steak là gì? Các mức độ và các loại steak thông dụng. Hy vọng bài viết mang đến cho bạn những thông tin bổ ích.

*Tham khảo và tổng hợp thông tin từ Wikipedia và Cooky.vn

Link nội dung: https://marketingalpha.vn/steak-la-gi-a56816.html