Để bắt đầu với công việc nhiếp ảnh, bạn lên mạng tìm kiếm các thông tin về lĩnh vực này, tự trang bị các kỹ năng về nhiếp ảnh bằng các video hướng dẫn trên youtube rồi đầu tư cho bản thân một chiếc máy ảnh cơ cùng một vài ống kính hiện đại. Bạn nghĩ rằng như vậy là đủ để bắt đầu bước chân vào ngành nhiếp ảnh? Nhưng thực sự, nhiếp ảnh cho người mới bắt đầu có đơn giản như vậy không? Tham khảo nhanh 6 bí quyết nhiếp ảnh cho người mới bắt đầu trong bài viết dưới đây, để có được câu trả lời nhé!
Đôi lúc, việc bạn tập trung cao độ, để tìm ra một ý tưởng mới sẽ rất khó khăn, khiến bạn cảm tưởng như kiệt sức và nản chí. Những lúc đó, thay vì cứ cố gắng để tìm ra ý tưởng mới, bạn hãy khôn ngoan hơn đó là chọn cách “không làm gì” ngoại trừ việc thư giãn và phục hồi năng lượng.
Trong trường hợp này, chiến thuật “không làm gì” sẽ giúp bạn khơi dậy nguồn cảm hứng còn việc tập trung cao độ hãy áp dụng vào những thời điểm khác, khi bản thân đã tràn đầy năng lượng trở lại
Chụp ảnh vô hình ở đây là thuật ngữ dùng để chỉ những bức ảnh không được chụp bởi bất cứ một thiết bị nào khác mà được ghi lại, lưu lại qua đôi mắt, tâm trí của bạn.
Tại sao lại như vậy? Bởi, không phải lúc nào bạn cũng có thể kè kè chiếc máy ảnh ở bên mình. Vì thế, để nhớ được, hiểu được những kiến thức về nhiếp ảnh thì bạn phải thường xuyên sử dụng chúng ở mọi lúc, mọi nơi.
Đơn giản như, khi gặp cảnh hoàng hôn, bạn hãy liên tưởng đến quy tắc một phần ba. Khi lái xe trên đường cao tốc, hãy nghĩ về sự liên kết giữa các điểm sáng tỏa ra từ cột đèn bên đường hay khi bước lên những bậc thang, hãy nghĩ về quy tắc lặp lại.
Bằng cách này, bạn có thể kích thích khả năng tư duy của não bộ bằng hình ảnh, để hỗ trợ đắc lực cho công việc của bản thân. Và chúng tôi dám cá rằng không lâu sau, bạn sẽ trở thành nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp.
Việc tăng tính tương tác với cộng đồng nhiếp ảnh gia không những giúp bạn trau dồi thêm kiến thức về nhiếp ảnh mà còn giúp bản thân mở rộng được các mối quan hệ trong nghề.
Chính vì thế, hãy tham gia vào các hội nhóm của cộng đồng nhiếp ảnh càng sớm càng tốt. Và nếu như bạn có chia sẻ một bài viết hay nào đó của đồng nghiệp hoặc sử dụng chất liệu đó cho tác phẩm của mình thì cũng đừng quên ghi tên tác giả cũng như xin phép người đó trước khi thực hiện.
Ngoài kiến thức nhiếp ảnh từ các khóa học đào tạo nhiếp ảnh, bạn nên tìm hiểu những kiến thức về nhiếp ảnh qua sách vở và nên nhớ học thầy không tày học bạn. Bên cạnh việc học tại trường, lớp của thầy cô ra thì đừng bỏ qua việc học hỏi từ những người bạn, đồng nghiệp của bạn mà đặc biệt là những nhiếp ảnh gia có tiếng.
Khi gặp được bức hình đẹp, đừng chỉ dừng lại ở việc ngắm nghía nó mà hãy tự đặt câu hỏi cho bản thân rằng: Nhiếp ảnh gia đó đã chụp bức ảnh này như thế nào? Góc chụp được chọn ở đây là gì? Có công cụ hỗ trợ nào được dùng trong bức hình kia không?,… Hãy tự mình trả lời các câu hỏi trên và biến chúng thành kiến thức của riêng mình.
Một khi bạn làm được điều trên thì nghiệp vụ, tay nghề chụp hình của bạn sẽ được cải thiện một cách đáng kể đấy.
Nhiều người lầm tưởng rằng, nghề nhiếp ảnh gắn liền với các thiết bị công nghệ thì nó sẽ khô cứng, máy móc giống như một bộ môn khoa học. Đó là quan niệm hoàn toàn sai lầm.
Giống như quay phim hay hội họa, nhiếp ảnh được xây dựng và phát triển dựa trên cảm quan thị giác. Một bức hình đẹp thôi chưa đủ, nó chỉ được đánh giá là thành công khi tác phẩm đó chạm được đến cảm xúc người xem. Và đó chính là tính nghệ thuật của nhiếp ảnh.
Có không ít người khi mới tạo ra được chút thành công, đã vội vàng nâng cấp máy, trang bị thêm phụ kiện cho máy ảnh với niềm tin rằng những thiết bị tốt sẽ giúp bức hình của mình đẹp lên. Không thể phủ nhận vai trò của thiết bị, công nghệ trong việc tạo ra một khung hình bắt mắt nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc là thiết bị tiên tiến có thể thay thế cho tay nghề của người nhiếp ảnh.
Ở đây, chúng tôi muốn đề cao tầm quan trọng của nhiếp ảnh gia với tư duy và tay nghề của họ hơn là giá tiền của một bộ máy ảnh. Vì thế, nhiếp ảnh cho người mới bắt đầu, bạn không cần thiết phải bỏ ra một số tiền lớn để đầu tư cho thiết bị mà thay vào đó hãy trải nghiệm trước với một bộ máy ảnh tầm trung. Và dùng số tiền còn lại để trau dồi cho kiến thức, kỹ năng của bạn bằng cách tham gia một khóa học đào tạo chụp ảnh chuyên nghiệp tại học viện nhiếp ảnh Lavender Việt Nam.
Là học viện nổi tiếng trong cả nước về đào tạo quay phim, nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, nơi đây hội tụ đội ngũ nhiếp ảnh gia nổi tiếng, giàu kinh nghiệm trong nghề và đặc biệt là có kỹ năng sư phạm tốt. Vậy nên, nếu bạn đang băn khoăn về việc học chụp ảnh bắt đầu từ đâu thì Lavender edu đích thị là cái tên dành cho bạn. Không những dạy cách chụp ảnh mà Lavender còn tư vấn giúp bạn định hướng nghề nghiệp trong tương lai, đẻ có được những bước đi đúng đắn nhất cho con đường trở thành nhiếp ảnh gia tài ba.
Hy vọng, bạn sẽ có được những trải nghiệm tuyệt vời tại học viện đào tạo nhiếp ảnh chuyên nghiệp Lavender Việt Nam.
Link nội dung: https://marketingalpha.vn/anh-bat-dau-a57686.html