Top 5 Lễ hội Thái Lan mà du khách không thể bỏ lỡ 2024

Thái Lan một đất nước với nền văn hóa lâu đời và đa dạng trải dài khắp cả nước, đặc biệt là những lễ hội liên quan đến Phật giáo. Hàng năm, các lễ hội Thái Lan thu hút vô số du khách trên thế giới đến tham gia. Sau đây cùng tìm hiểu xem điều gì đã hấp dẫn du khách đến với Thái Lan trong những lễ hội đầy màu sắc này nhé.

Các lễ hội Thái Lan mà du khách không nên bỏ qua

Saigontimes Travel xin chia sẻ đến quý độc giả 5 lễ hội Thái Lan đáng tham gia nhất

Lễ hội Songkran (Lễ hội té nước Thái Lan)

Lễ hội Songkran hay còn được biết đến với các tên khác là Lễ hội té nước Thái Lan một trong những lễ hội thu hút lượng lớn khách du lịch đi tour du lịch Thái Lan đến tham gia. Người dân Thái Lan thường đón tết vào ngày 1 tháng 1 hàng năm, tuy nhiên ngày Tết truyền thống của Thái Lan sẽ diễn ra từ ngày 13 đến ngày 14 tháng 4 âm lịch.

Sự sôi động của lễ hội té nước lễ hội thái lan
Sự sôi động của lễ hội té nước (ảnh sưu tầm)

Vào những ngày ngày người dân trên toàn đất nước sẽ được nghỉ ngơi và đón Tết cùng gia đình, người thân và tham gia vào các hoạt động văn hóa trong ngày lễ. Năm 2023, lễ hội Songkran Thái Lan được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Lễ hội té nước Thái Lan là thời gian để người Thái Lan bày tỏ lòng thành kính với người lớn tuổi, tổ tiên và Phật giáo.

Lễ hội té nước truyền thống Thái Lan
Lễ hội té nước truyền thống Thái Lan (ảnh sưu tầm)

Nước là biểu tượng quan trọng của lễ hội, nước mang ý nghĩa gột rửa những điều xui xẻo của năm cũ và chào đón một năm mới may mắn hơn. Lễ hội được thực hiện từ hơn 500 năm trước cho đến nay vẫn giữ được những hoạt động văn hóa truyền thống như té nước, xây tháp cát, té nước vào lòng bàn tay của những người lớn tuổi, tắm tượng Phật hay thực hiện các hoạt động công đức.

Tắm tượng Phật trong lễ hội Songkran lễ hội thái lan
Tắm tượng Phật trong lễ hội Songkran (ảnh sưu tầm)

Điều thu hút khách du lịch đến với Thái Lan vào thời gian này là những cuộc chiến té nước được diễn ra trên khắp đất nước Thái Lan. Mọi người dùng xô, súng nước hay thậm chí là các xe chở nước để phun nước vào nhau. Mọi người cùng nhau đổ xô xuống đường hòa vào cuộc chiến vui nhộn bên những người bạn mới.

Những chú voi tham gia lễ hội Songkran lễ hội thái lan
Những chú voi tham gia lễ hội Songkran (ảnh sưu tầm)

Không chỉ có những cuộc chiến nước sôi động du khách còn được hòa mình vào tiếng nhạc tại những con phố lớn tại Thái Lan. Tham gia vào đoàn diễu hành trong lễ hội hay chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những cô gái Thái Lan tại cuộc thi sắc đẹp Hoa hậu Songkran. Đây cũng là dịp để du khách thưởng thức những món ăn ẩm thực truyền thống Thái Lan trong ngày tết cổ truyền.

Lễ hội Thái Lan
Lễ hội Songkran Thái Lan (ảnh sưu tầm)
Lễ hội Songkran (Lễ hội té nước Thái Lan)
Lễ hội Songkran - Lễ hội té nước Thái Lan (ảnh sưu tầm)

Địa điểm diễn ra lễ hội: Toàn bộ đất nước Thái Lan

Thời gian diễn ra lễ hội: từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 4 âm lịch (tại một số địa phương thời gian lễ hội có thể diễn ra dài hơn)

Tour Thái Lan PHUKET Biển Thiên Đường - Đảo Phi Phi 4N3Đ

Lễ hội Thái Lan Lễ hội Loy Krathong

Vẻ đẹp Lễ hội Loy Krathong
Vẻ đẹp Lễ hội Loy Krathong (ảnh sưu tầm)

Một lễ hội cũng không kém phần thu hút du khách đến với Thái Lan là lễ hội Loy Krathong. Đối lập với sự sôi động và nhộn nhịp trong cuộc chiến nước tại lễ hội Songkran, lễ hội Loy Krathong lại thể hiện tình yêu nam nữ duyên dáng tại Thái Lan. Lễ hội Loy Krathong được xem như là ngày lễ Valentine của Thái Lan.

Người dân tham gia thả đèn nước (ảnh sưu tầm)

Mỗi đêm trong lễ hội Loy Krathong, ở những con sông, hồ hay những mặt nước đều ngập tràn ánh sáng phát ra từ những ngọn nến của những chiếc đèn lồng. Ánh sáng lung linh ấy như phản chiếu hình ảnh hạnh phúc của những chàng trai, cô gái Thái Lan. Hương thơm của những bông hoa lan, hoa nhài trong lễ hội và tiếng hát của giai điệu “Loy Krathong” tạo nên sự vui tươi và ngập tràn hạnh phúc của lễ hội.

Những chiếc đèn nước trôi trên dòng sông
Những chiếc đèn nước trôi trên dòng sông (ảnh sưu tầm)

Trong đời sống của người Thái, họ cho rằng khi những chiếc đèn lồng nước được thả xuống là những lời chúc phúc lành và tốt đẹp được dành cho nhau. Những hoạt động được tổ chức cả ngày và đêm như cuộc thi thiết kế Krathong, thi ca hát, diễn kịch cổ điển và diễn kịch “Kong” truyền thống của Thái Lan,…

Khung cảnh tuyệt đẹp của những chiếc đèn trời
Khung cảnh tuyệt đẹp của những chiếc đèn trời (ảnh sưu tầm)

Trên các con đường dọc các bờ sông hồ hay trên những con cầu có rất đông người qua lại, vì vậy hãy chú ý để tránh bị tắc đường. Tại Chiang Mai lễ hội được thực hiện bằng cách thả những chiếc đèn trời khổng lồ. Mọi người thả những chiếc đèn trời với niềm tin rằng khi đèn bay lên trời cũng mang theo những điều xui xẻo của suốt một năm.

Mọi người cùng tham gia thả đèn trời
Mọi người cùng tham gia thả đèn trời (ảnh sưu tầm)

Khi thả đèn trời một số người còn mời những nhà sư đến tụng kinh và đánh những chiêng trống nhỏ để bày tỏ lòng thành kính.

Địa điểm diễn ra lễ hội: Toàn bộ đất nước Thái Lan (thả đèn trời diễn ra tại Chiang Mai)

Thời gian diễn ra lễ hội: đêm rằm tháng 12 theo lịch Thái (diễn ra vào tháng 11 theo dương lịch)

>> Tham khảo: Cẩm nang du lịch Thái Lan tháng 9 khám phá Xứ Chùa Vàng

Lễ hội Phi Ta Khon (Lễ hội ma)

Lễ hội Phi Ta Khon
Lễ hội Phi Ta Khon (ảnh sưu tầm)

Lễ hội Phi Ta Khon một lễ hội vô cùng đặc sắc tại vùng đông bắc Thái Lan. Lễ hội mang bên mình những câu truyện cổ, truyền thuyết và tín ngưỡng đặc biệt được lưu truyền đến hàng trăm năm. Lễ hội Phi Ta Khon được tổ chức để tưởng nhớ Nang Madri,Phra Vessantara và những hồn ma trong rừng xanh tốt bụng.

Người dân hóa trang trong Lễ hội Phi Ta Khon
Người dân hóa trang trong Lễ hội Phi Ta Khon (ảnh sưu tầm)

Trong ba ngày diễn ra lễ hội, những người dân địa phương sẽ đeo những chiếc mặt nạ ma mị, đầy màu sắc và hình thù quái dị và đi diễu hành trên những con đường. Những Phi ta Khon được chia làm hai loại: Phi Ta Khon lớn và Phi Ta Khon nhỏ.

Những chiếc mặt nạ đầy màu sắc
Những chiếc mặt nạ đầy màu sắc (ảnh sưu tầm)

Những con rối ma lớn được gọi Phi Ta Khon lớn. Phi Ta Khon nhỏ là trò chơi cho những đứa trẻ, với những chiếc mặt nạ và trang phục được trang trí bởi hoa văn nhiều màu sắc. Những Phi Ta Khon nhiều màu sắc hào hứng nhảy múa, hò hét trên đường phố tại khung cảnh náo nhiệt vui tươi cho cuộc diễu hành.

Người dân tham gia lễ hội (ảnh sưu tầm)

Những chiếc mặt nạ được làm từ vỏ dừa chạm khắc, trang trí các hạt hay lông vũ để tăng thêm vẻ đẹp. Khi lễ hội kết thúc những người chơi cần phải cởi bỏ quần áo của lễ hội và ném xuống sông, như một cách để loại bỏ điềm xấu và đau khổ phía sau.

Những chiếc mặt nạ được trang trí đầy màu sắc (ảnh sưu tầm)

Địa điểm diễn ra lễ hội: thị trấn Dan Sai, tỉnh Loei, Thái Lan

Thời gian diễn ra lễ hội: lễ hội được tổ chức trong 3 ngày vào tháng 7 âm lịch hàng năm ( vào khoảng tháng 6 hoặc tháng 7 theo dương lịch)

>> Tham khảo: Du lịch Thái Lan tháng 10 - Những địa điểm không thể bỏ lỡ

Lễ hội đua trâu Thái Lan

Lễ hội đua trâu với lịch sử hơn 150 năm tại tỉnh Chonburi Thái Lan. Trước đây, vào mùa Chay Phật giáo tại Thái Lan, những người nông dân sẽ để những sản phẩm họ làm ra trên lưng trâu và mang đến chợ trao đổi hàng hóa, sau khi bán hàng xong những chú trâu sẽ được đưa về chờ tại chùa.

Những chú trâu tham gia lễ hội
Những chú trâu tham gia lễ hội (ảnh sưu tầm)

Sau này, người dân bắt đầu dắt trâu chạy quanh chợ, mang đến niềm vui cho người dân trong vùng. Cho đến ngày nay nó đã trở thành cuộc đua giữa những con trâu. Không chỉ đua trâu, đây cũng là thời gian để những người nông dân trang trí cho những chú trâu của mình thêm đẹp hơn, đây được coi là việc làm mang đến sự may mắn cho những chú trâu.

Những chú trâu được trang trí xinh đẹp
Những chú trâu được trang trí xinh đẹp (ảnh sưu tầm)

Những chiếc túi sừng được làm cho trâu hay những dây xích cũng được trang trí với nhiều màu sắc. Đây được coi là cách giải tỏa căng thẳng cho những chú trâu sau một năm làm việc vất vả.

Lễ hội đua trâu
Lễ hội đua trâu (ảnh sưu tầm)

Hiện nay những chiếc xe đã dần thay thế trâu để chở nông sản và hàng hóa, tuy nhiên lễ hội này vẫn được tổ chức hàng năm thu hút nhiều người đến tham gia. Vào những ngày diễn ra lễ hội sẽ có những cửa hàng bán đặc sản nổi tiếng tại tỉnh Chonburi để du khách lựa chọn. Không chỉ vậy còn có những buổi biểu diễn sân khấu của các nghệ sỹ tại Thái Lan.

Những chú trâu đang chạy đua trong lễ hội (ảnh sưu tầm)

Địa điểm diễn ra lễ hội: tỉnh Chonburi, Thái Lan

Thời gian diễn ra lễ hội: ngày 14 tháng 11 âm lịch hàng năm

Tour Chiang Mai Thái Lan 5 ngày 4 đêm khởi hành từ TPHCM

Lễ hội rước nến

Lễ hội rước nến một trong những lễ hội có mặt từ lâu đời. Lễ hội mang ý nghĩa tôn giáo và văn hóa của người Thái Lan. Lễ hội rước nén còn là cách để thể hiện sự đoàn kết trong cộng đồng và tạo niềm vui cho những người tham gia.

Lễ hội rước nến
Lễ hội rước nến (ảnh sưu tầm)

Đây là một trong những lễ hội quan trọng nhất của Phật tử tại Thái Lan. Những ngọn nến được thắp sáng sẽ giúp cho các nhà sư thực hành Pháp trong 3 tháng kéo dài của mùa Chay Phật giáo. Thời gian trước đây, những cây nến được sử dụng cho mùa Chay Phật giáo là những cây nến nhỏ làm được sáp bọc trong vải, dây, cây nến lớn sẽ đủ cho các tu sĩ sử dụng trong suốt ba tháng.

Những hình nến được điêu khắc đẹp mắt trong lễ hội
Những hình nến được điêu khắc đẹp mắt trong lễ hội (ảnh sưu tầm)

Lúc đầu những mẫu trang trí cho nến được làm từ sáp đun nóng cho đến khi mềm rồi nặn thành nhiều hình dáng khác nhau. Cho đến hiện nay, nến được chia thành hai loại: nến in và nến chạm khắc. Sự hợp tác của người dân trong việc trang trí và đúc nên tạo nên vẻ đẹp cho lễ hội rước nến.

Những hình nến được điêu khắc đẹp mắt trong lễ hội (ảnh sưu tầm)

Các đoàn rước nến được tổ chức bên cạnh các tiết mục biểu diễn đi kèm như điệu múa Sheng, những điệu múa địa phương. Lễ hội sẽ được bắt đầu bằng nghi lễ tôn giáo tại chùa, sau đó đoàn rước sẽ di chuyển qua các con đường trong thành phố. Lễ hội sẽ có sự tham gia của người dân, học sinh, các cơ quan chức năng và những vị khách từ mọi nơi đến với lễ hội.

Những hình nến được điêu khắc đẹp mắt trong lễ hội
Những hình nến được điêu khắc đẹp mắt trong lễ hội (ảnh sưu tầm)

Địa điểm diễn ra lễ hội: Ubon Ratchathani (bao gồm 20 tỉnh phía đông bắc Thái Lan)

Thời gian diễn ra lễ hội: ngày đầu tiên của mùa Chay Phật giáo Thái Lan

>>Tham khảo: Du lịch Thái Lan tháng 11 - Khám phá thiên nhiên và văn hóa

Những điều ý khi tham gia lễ hội Thái Lan

Tham gia du lịch Thái Lan hay Tour du lịch nước ngoài khác, bạn cũng cần tìm hiểu những lưu ý khi ghé thăm để tránh những rắc rối không đáng có.

Cô gái thực hiện điệu múa tại lễ hội
Cô gái thực hiện điệu múa tại lễ hội (ảnh sưu tầm)

Đến du lịch và tham gia lễ hội tại Xứ chùa vàng bạn không được thực hiện các hành vi xúc phạm đến dân tộc, tôn giáo và chế độ dân chủ Thái Lan.

Người Thái coi đầu là bộ phận linh thiêng vì vậy bạn không được chạm hoặc đưa đồ qua đầu người khác, đối với người Thái đó là hành vi bất lịch sự.

Cô gái Thái Lan
Cô gái Thái Lan (ảnh sưu tầm)

Khác với đầu người Thái coi chân là bộ phận không sạch sẽ, đến Thái du lịch bạn không được sử dụng chân để chỉ vào người khác hoặc bước qua người, đồ vật, thực phẩm.

Phần lớn người dân Thái Lan theo Phật giáo, hình ảnh Đức Phật rất được người Thái tôn trọng. Những điều thể hiện sự thiếu tôn trọng và đặt nó ở những nơi không thích hợp không nên thực hiện.

Một số lễ hội khác tại Thái Lan
Một số lễ hội khác tại Thái Lan (ảnh sưu tầm)

Vẫn còn vô số lễ hội Thái Lan khác mà bạn chưa biết đến, nếu bạn là một tín đồ yêu thích du lịch và khám phá văn hóa những vùng đất mới thì ngại gì không đến với Thái Lan vào những mùa lễ hội đầy sôi động này. Cùng SaigonTimes Travel khám phá những vùng đất mới, với những nền văn hóa mới ngay thôi nào.

Link nội dung: https://marketingalpha.vn/le-hoi-o-thai-lan-a57882.html