Khi nộp hồ sơ xin visa cho bất kỳ mục đích nào ở bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới, một trong những yếu tố quan trọng để Lãnh sự quán đánh giá mục đích thật sự của chuyến đi chính là năng lực tài chính của mỗi người.
Tuy nhiên, có rất nhiều bạn không hiểu bản chất của việc chứng minh tài chính dẫn đến hồ sơ không hợp lý và trượt visa một cách đáng tiếc.
Bài viết dưới đây Visana sẽ trình bày chi tiết khái niệm chứng minh tài chính là gì? Tại sao cần chứng minh tài chính và cách chứng minh tài chính chặt chẽ, hợp lý từ đó tăng tỷ lệ đậu visa. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Chứng minh tài chính (Financial Proofing hay Demonstrate Financial Capability) là việc chứng minh cho Cơ quan lãnh sự thấy rằng cá nhân, nhóm người hay doanh nghiệp có đủ khả năng tài chính để thực hiện các mục đích nhập cảnh vào một quốc gia như đã khai báo trong hồ sơ.
Hiểu đơn giản, nếu muốn nhập cảnh vào một quốc gia nào đó bạn cần chứng minh bản thân có đủ kinh tế để chi trả chuyến đi, không làm gánh nặng hay có ý đồ thực hiện các hoạt động phi pháp ở quốc gia của họ. Điều này đặc biệt được chú trọng ở các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, các nước châu Âu,…
Chứng minh tài chính được thực hiện cho hầu hết các mục đích nhập cảnh như:
Tuy nhiên, với mỗi mục đích sẽ tương ứng với số tiền cần chứng minh tài chính là bao nhiêu. Chẳng hạn, đi du lịch bạn cần khoảng 100.000.000 VNĐ trong sổ tiết kiệm nhưng khi đi du học con số này có thể lên đến 1.000.000.000 VNĐ.
Việc nhập cư, cư trú và làm việc bất hợp pháp ở các nước phát triển là vấn đề cực kỳ nhức nhối hiện nay. Lao động phổ thông ở các quốc gia phát triển có mức thu nhập rất cao so với Việt Nam, và đây chính là điểm hấp dẫn chết người cho lao động đến từ các quốc gia kém hay đang phát triển.
Hiểu được điều này, Lãnh sự các quốc gia phát triển sẽ rất khắt khe trong vấn đề xem xét tài chính cá nhân, nhóm người, doanh nghiệp có nhu cầu nhập cảnh vào nước họ, nhằm loại trừ khả năng lợi dụng xin visa để trốn ở lại làm việc, hay thực hiện các hoạt động phi pháp gây ảnh hưởng đến vấn đề kinh tế, quốc phòng - an ninh của quốc gia.
Cụ thể, chứng minh tài chính giúp:
Chứng minh tài chính bao gồm 2 phần rất rõ ràng là:
Nếu sổ tiết kiệm là điều kiện cần để chứng minh khả năng tài chính của bạn thì chứng minh thu nhập sẽ là câu trả lời cho câu hỏi số tiền trong sổ tiết kiệm đó đến từ đâu.
Sổ tiết kiệm đơn giản là tài sản của bạn. Đứng trên góc độ lãnh sự, sứ quán cần xem xét các tài sản có tính thanh khoản cao và cao nhất là tiền mặt. Tuy nhiên, bạn không thể mang hết tiền mặt đến sứ quán để chứng minh và giải pháp tối ưu nhất là sử dụng sổ tiết kiệm.
Sổ tiết kiệm có tính thanh khoản cao, chỉ kém tiền mặt lại được ngân hàng xác nhận và bảo trợ. Do đó, Cơ quan lãnh sự các nước đều yêu cầu chứng minh tài chính bằng sổ tiết kiệm.
Tùy vào loại visa và quốc gia bạn xin visa mà tiền tiết kiệm tối thiểu sẽ có sự khác biệt. Một số nước quy định phải mở sổ tiết kiệm trước thời điểm xin visa từ 1 - 3 tháng. Riêng du học thì tốt nhất là bạn nên mở sổ trước 3 - 6 tháng.
Sổ tiết kiệm với số dư tối thiểu cho visa du lịch một số nước phát triển:
***Một số đối tượng có thể được miễn chứng minh tài chính khi xin visa tại các quốc gia phát triển, bạn có thể kiểm tra lại trước khi chuẩn bị hồ sơ nhé!
Chứng minh khoản thu nhập được hiểu đơn giản là bạn chứng minh nguồn gốc của số tiền mà bạn có trong sổ tiết kiệm.
Nguồn tiền này sẽ thể hiện thu nhập hàng tháng, hàng quý, hàng năm của gia đình. Đó cũng chính là nguồn tích lũy để hình thành tài sản, sổ tiết kiệm.
Thu nhập của bạn có thể là từ lương hàng tháng bạn đi làm, tiền bạn kiếm được từ những nguồn thu nhập khác… Mức thu nhập chỉ được tính khi bạn đã trừ tất cả các chi phí sinh hoạt hàng tháng của mình mà vẫn đủ để tích lũy được số tiền trong sổ tiết kiệm. Nếu chứng minh được thu nhập khi đó tỷ lệ đậu visa của bạn chắc chắn sẽ cao hơn so với những người không chứng minh được.
Chẳng hạn, nếu muốn đi du lịch ở Đức, bạn cần phải có 1 sổ tiết kiệm với số tiền tiết kiệm nhỏ nhất là 800.000.000 VNĐ, sổ này phải mở trước thời điểm xin cấp visa 6 tháng. Như vậy nếu bạn đi làm được 4 năm, thì mỗi tháng bạn sẽ tiết kiệm được 16.700.000 VNĐ. Và nếu muốn tiết kiệm được số tiền này thì bạn phải có thu nhập trên 20.000.000 VNĐ/tháng.
Muốn du học ở Mỹ bạn cần có số dư tối thiểu trong sổ tiết kiệm bằng với chi phí học tập và sinh hoạt trong năm đầu tiên, dao động khoảng 1.000.000.000 VNĐ. Nếu bạn đã đi làm 4 năm trước đó thì mỗi tháng ít nhất bạn phải tiết kiệm được 20.000.000 VNĐ. Như vậy thu nhập của bạn phải trên 25.000.000 VNĐ/tháng để có thể tiết kiệm được số tiền như vậy.
Vậy Đại sứ quán chấp nhận các nguồn thu nhập nào?
Hồ sơ rất đơn giản chỉ bao gồm sổ tiết kiệm và giấy xác nhận số dư.
Một số trường hợp đặc biệt, Đại sứ quán của một số nước sẽ yêu cầu bạn cung cấp bản sao thẻ tín dụng quốc tế. Và để tránh trường hợp bị đánh cắp thông tin, khi photo tín dụng bạn nên che đi 8 số ở giữa và 3 số xác nhận đằng sau.
Để chứng minh thu nhập tùy vào từng đối tượng bạn sẽ cần nộp các loại giấy tờ khác nhau:
*Giấy tờ chung
*Một số giấy tờ chứng minh tài chính khác (nếu có):
*Các đương sự đặc biệt cần cung cấp thêm các giấy tờ:
Có khá nhiều thắc mắc về chứng minh tài chính cho các đối tượng đặc biệt sau đây:►Lao động tự doNhững đương đơn ở nhà nội trợ hay kinh doanh tự do, kinh doanh online thường bị Đại sứ quán và Cơ quan xét duyệt đưa vào “tầm ngắm” do khó chứng minh được thu nhập thực tế của gia đình vì không có thuế kinh doanh, thuế thu nhập, sao kê bảng lương hay bảo hiểm xã hội do Công ty đóng,…
Để khắc phục điều này, Visana khuyên bạn nên chứng minh tài chính với phương châm càng chi tiết càng tốt. Bạn cần nêu rõ:
Lưu ý bạn cần có đủ chứng từ chứng minh thu nhập và đảm bảo nguồn tiền là hợp pháp. Chẳng hạn, bạn có thể nộp chứng từ, sổ đỏ, giấy xác nhận giao dịch,…cụ thể để thuyết phục cơ quan xét duyệt hồ sơ.
►Học sinh, sinh viênVới những bạn học sinh, sinh viên đã có sổ tiết kiệm, thì chứng minh tài chính như bình thường. Trong trường hợp chưa có thu nhập ổn định cũng chưa có sổ, thì cha/ mẹ/ người giám hộ hợp pháp sẽ là đối tượng cần chứng minh tài chính.
Tương tự như phương thức chứng minh tài chính đã được Visana cập nhật ở trên, Quý phụ huynh có thể sử dụng sổ tiết kiệm, giấy tờ sở hữu tài sản và chứng minh thu nhập để chứng minh tài chính.
Lưu ý nếu cha/mẹ/người giám hộ hợp pháp của học sinh, sinh viên đứng tên chủ tài khoản hay giấy tờ cần xuất trình một bản gốc giấy khai sinh, hoặc hộ khẩu và một thư đồng ý bảo trợ tài chính từ cha/mẹ/người giám hộ hợp pháp.
Khi chứng minh tài chính có rất nhiều bạn mắc phải một trong những sai lầm sau khiến hồ sơ xin visa bị đánh trượt một cách đáng tiếc:►Số tiền trong sổ tiết kiệm không đủCó thể bạn đã chuẩn bị đủ số tiền theo mệnh giá Việt Nam Đồng. Tuy nhiên sứ quán sẽ tính theo mệnh giá của quốc gia họ, vì vậy bạn hãy để ý đến tỷ giá ngoại tệ hiện hành.
Có nhiều trường hợp bạn đã tính đủ bằng tiền Việt nhưng tại thời điểm xin visa, tỷ giá thay đổi rất có thể làm số tiền trong sổ tiết kiệm của bạn thấp hơn so với quy định của Đại sứ quán. Để chắc chắn, khi làm sổ tiết kiệm, bạn hãy gửi nhiều hơn con số Đại sứ quán yêu cầu ít nhất 50.000.000 VNĐ.
►Cho rằng càng nhiều tiền càng tốtBạn là nhân viên văn phòng bình thường với mức lương tối thiểu là 10.000.000 VNĐ/tháng, nhưng bạn lại có sổ tiết kiệm lên đến 5 tỷ cùng nhiều bất động sản đứng tên thì chắc chắn bạn cần giấy tờ chứng minh hợp pháp số tài sản này từ đâu mà ra, nếu không chứng minh được bạn sẽ bị nghi ngờ và đánh trượt visa.
Vì vậy, không phải cứ có nhiều tiền sẽ đảm bảo được tỷ lệ đậu visa. Quan trọng bạn cần có đủ số tiền theo quy định hoặc nhiều hơn nhưng phải có những bằng chứng rõ ràng, thuyết phục về nguồn gốc của số tiền này.
►Tài chính không ổn địnhNếu tài chính của bạn lên xuống thất thường đây có thể là điểm trừ gây ảnh hưởng đến kết quả xin visa của bạn. Hãy đảm bảo sao kê ngân hàng của bạn trong 3-6 tháng gần nhất có tính ổn định nhất định rồi mới nộp hồ sơ xin visa để tránh bị đánh trượt thị thực.
►Sổ tiết kiệm có thời gian mở sổ quá gần hoặc kỳ hạn gửi quá ngắnTất cả những sổ tiết kiệm mới mở (ngày mở sổ chỉ cách thời gian xin visa 1-2 tháng), sẽ làm giảm tỷ lệ đậu visa của bạn. Hoặc kỳ hạn sổ của bạn quá ngắn (3 tháng) cũng làm hồ sơ xin visa của bạn yếu. Lưu ý hãy tính toán thật kỹ thời gian chuẩn bị hồ sơ, thời gian xét duyệt visa, thời gian bay dự kiến và nên gửi sổ có kỳ hạn ít nhất 6 tháng để phòng các trường hợp thủ tục xin visa của bạn kéo dài hơn dự kiến.
►Không kiểm tra kỹ thông tin trên sổ tiết kiệmBạn có sổ tiết kiệm thật được làm ở ngân hàng nhưng không đạt chuẩn cũng là một trong những nguyên nhân có thể khiến bạn bị đánh trượt visa.
Lưu ý rằng sổ tiết kiệm chuẩn là sổ tiết kiệm không được tẩy xóa, ghi tay bất kỳ thông tin gì lên trên đó trừ chữ ký của giao dịch viên và kiểm soát viên. Sổ phải được đóng dấu, ngày mở sổ và ngày có dòng hạch toán tiền vào phải giống nhau,….
Tựu trung, chứng minh tài chính là vấn đề bắt buộc và quyết định đến 50% tỷ lệ đậu visa đối với một số nước phát triển. Để đảm bảo tính chặt chẽ và hợp lý khi chứng minh tài chính, bạn nên tìm đến sự trợ giúp từ các chuyên gia trong ngành để đảm bảo chuyến hành trình của mình được diễn ra đúng như kế hoạch.
Visana là đơn vị đã có trên 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn và hỗ trợ làm visa cho người Việt Nam ra nước ngoài. Với đội ngũ chuyên gia am hiểu sâu sắc về quy trình, thủ tục xin thị thực, chúng tôi tự tin có thể phân tích hồ sơ, đề xuất các giải pháp phù hợp cho bạn để chứng minh tài chính hợp lý và thuyết phục, từ đó tăng tỷ lệ đậu visa.
Hãy liên hệ ngay số hotline 0968.354.027 để được Visana tư vấn nhanh chóng nhé!
Link nội dung: https://marketingalpha.vn/giay-chung-minh-tai-chinh-a58348.html