Ngành Kinh Tế Thi Khối Nào? Xét Tuyển Những Môn Nào?

1. Ngành Kinh tế thi khối nào? Xét tuyển những môn nào?

Ngành kinh tế thi khối nào và bao gồm những môn gì chắc hẳn là câu hỏi của nhiều bạn học sinh. Để giải đáp câu hỏi này thì sau đây là một số khối học gợi ý cho các bạn đang có ý định thi ngành kinh tế. Khối thi ngành kinh tế gồm các khối sau đây:

1.1. Ngành Kinh tế thi khối A

Gồm có 3 môn là Vật Lý, Hóa học, Toán, cả ba môn đều thuộc khối tự nhiên rất phù hợp với tiêu chí của ngành, thuộc khối thi được nhiều bạn thí sinh lựa chọn, và đặc biệt phù hợp với những bạn không có thế mạnh ngoại ngữ.

>>> Xem thêm: Khối A Gồm Những Ngành Nào? Các Môn Và Trường Đại Học Đào Tạo Khối A Hiện Nay

1.2. Ngành Kinh tế thi A1

Gồm 3 môn Toán, Vật lý và Anh văn, rất phù hợp cho các bạn học tốt môn tự nhiên và có thêm ngoại ngữ. Trong thời đại kinh tế hội nhập như ngày nay, nếu muốn học ngành kinh tế thì đây có thể sẽ là một tổ hợp môn phù hợp cho bạn. Khi nhu cầu giao lưu kinh tế được với nước ngoài ngày càng tăng, dự đoán đây sẽ là một khối thi được ưa chuộng hơn trong tương lai gần.

1.3. Ngành Kinh tế thi khối D

Đây là ba môn học phổ biến nhất nên điểm chuẩn cạnh tranh khá khốc liệt.

1.4. Ngành kinh tế thi khối C

Ngành kinh tế thi khối C chỉ dành cho một số ngành đặc trưng trong lĩnh vực kinh tế ví dụ như Kinh tế luật, Luật kinh tế, Dịch vụ pháp lý, Quan hệ quốc tế. Vì đây là khối thi ít sự lựa chọn nên ít được các bạn thí sinh ưa chuộng.

Ngành kinh tế thi khối nào

2. Nhóm ngành Kinh tế gồm những ngành nào?

2.1. Ngành Kinh tế học

Kinh tế học là ngành cơ bản nhất của kinh tế, ngành này sẽ học chung những kiến thức về kinh tế vi mô và vĩ mô. Kinh tế học, Kinh tế quốc tế, Kinh tế học tài chính, Kinh tế phát triển, Kinh tế đầu tư là những lĩnh vực bạn có thể học tùy theo định hướng cá nhân.

Ngành kinh tế thi khối nào - Ngành kinh tế học

2.2. Ngành Tài chính - Ngân hàng

Đây là ngành luôn nằm trong những ngành kinh tế có tỷ lệ cạnh tranh và điểm chuẩn đầu vào cao nhất tại các trường Đại học top đầu. Các ngành được đào tạo chuyên sâu có thể kể đến như Tài chính công, Tài chính doanh nghiệp, Ngân hàng, ngoài những kiến thức về tài chính, tiền tệ, ngân hàng và các định chế tài chính. Ngoài ra còn có một số ngành mới như Công nghệ tài chính, Đầu tư tài chính, Quản trị rủi ro tài chính,…

Ngành kinh tế thi khối nào - Ngành tài chính ngân hàng

2.3. Ngành Kế toán - Kiểm toán

Đây cũng là một ngành có điểm chuẩn và cạnh tranh cao khi bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần tới bộ phận Kế toán, vậy nên đây luôn được ngành không có nhiều biến động, giữ được tính ổn định.

>>> Xem thêm: Ngành Kế Toán Thi Khối Nào? Điểm Chuẩn Và Các Tổ Hợp Môn Xét Tuyển

Ngành kinh tế thi khối nào - Ngành kiểm toán

2.4. Ngành Kinh tế Đối ngoại - Kinh doanh Quốc tế

Trong xu thế hội nhập như hiện này thì với bất kì một nền kinh tế nào thì xuất nhập khẩu luôn là một lĩnh vực kinh tế quan trọng. Vậy nên, những ngành học lấy điểm rất cao có thể kể đến như các ngành học liên quan đến xuất nhập khẩu như Kinh tế đối ngoại, Kinh doanh Quốc tế, Thương mại Quốc tế, Logistics và Quản trị chuỗi cung ứng.

Ngành kinh tế thi khối nào - Quản trị quốc tế

2.5. Ngành Marketing và Quan hệ công chúng

Quản trị Marketing đã trở thành một trong những “vũ khí” để một doanh nghiệp có thể cạnh tranh hiện nay khi tiếp thị là một khâu quan trọng trong vận hành kinh doanh. Thế nhưng, tìm được chỗ đứng trong thị trường khốc liệt là không dễ dàng, vậy nên, nhu cầu tuyển dụng ngành Marketing đang có xu hướng tăng mỗi năm. Các doanh nghiệp hiện nay đều sẵn sàng chi một khoản ngân sách lớn để thực hiện các chiến dịch tiếp thị truyền thông nhằm thu hút khách hàng cũng như xây dựng thương hiệu.

Ngành kinh tế thi khối nào - Ngành quan hệ công chúng

2.6. Một số ngành Kinh tế khác

Các nhu cầu mới trong nhiều lĩnh vực và đòi hỏi sự chuyên môn hóa ngày càng gia tăng do kinh tế phát triển. Từ đó, ta thấy các ngành học kinh tế mới ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội. Các em học sinh có thể tham khảo những ngành sau gồm: Thương mại điện tử, Bất động sản, Bảo hiểm, Quản trị rủi ro,…

3. Học ngành Kinh tế ra trường làm gì?

3.1. Kinh doanh, nghiên cứu thị trường

Ngành kinh tế thi khối nào

3.2. Làm việc trong Ngân hàng

>>> Xem thêm: Ngành Ngân Hàng Thi Khối Nào? Điểm Chuẩn Và Cơ Hội Việc Làm

ngành kinh tế thi những môn gì

3.3. Kế toán, kiểm toán

Với sinh viên mới ra trường mức lương có thể rơi vào khoảng 5 - 8 triệu đồng. Khi có nhiều kinh nghiệm hơn thì mức lương sẽ rơi vào khoảng 10 - 30 triệu đồng.

3.4. Làm việc trong cơ quan Nhà nước

Mức lương sẽ rơi vào khoảng 3 - 5 triệu đồng đối với sinh viên mới ra trường, sau này tùy theo năng lực mà mức lương tăng có thể lên tới 20 triệu đồng.

3.5. Tư vấn Tài chính, Kinh tế

4. Các trường đào tạo ngành Kinh tế

Tên trường

Điểm chuẩn

Đại học Kinh tế Quốc dân

28 - 28,5

Đại học Ngoại thương Hà Nội

28 - 28,5

Học viện Tài chính

24 - 25

Học viện Ngân hàng

25 - 26

Đại học Thương mại

26 - 27

Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

24 - 26

Trường Đại học Kinh tế - Luật

26 - 27

Đại học Tài chính - Marketing

25 - 27

Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh

25 - 26

5. Những câu hỏi thường gặp về ngành Kinh tế

5.1. Học Kinh tế có làm trái ngành được không?

Câu trả lời là có. Sinh viên ngành kinh tế thường có thể làm rất đa dạng các ngành nghề do đã được đào tạo để trở thành những người linh hoạt, nhanh nhẹn, kỹ năng giao tiếp tốt, am hiểu công nghệ và đặc biệt là có vốn ngoại ngữ tốt. Với tất cả những kỹ năng mềm ấy và nền tảng kiến thức kinh tế thì có thể giúp họ dễ dàng thích nghi và làm quen với một ngành nghề ít nhiều không thuộc về chuyên môn của mình như: logistics, marketing, đối ngoại, quản trị nhân lực,...

5.2. Ngành Kinh tế học gì dễ xin việc lương cao?

Học ngành kinh tế có rất nhiều tiềm năng phát triển cùng với các cơ hội làm việc đa dạng từ tập đoàn trong nước đến quốc tế. Mức lương có thể rơi vào khoảng 25 đến 30 triệu 1 tháng nhưng để kiếm được một công việc có thu nhập tốt hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào chính khả năng của mình. Vậy nên, với một ngành nghề có nhiều cơ hội làm việc tốt như ngành kinh tế thì tích lũy các kỹ năng quan trọng là cần thiết để có được mức lương tốt.

Trên đây toàn bộ thông tin về ngành kinh tế mà VUIHOC chia sẻ với các bạn học sinh. Hy vọng rằng, sau bài viết này, các bạn có thể trả lời câu hỏi học ngành kinh tế thi khối nào để đưa ra lựa chọn phù hợp cho mình. Để có thêm các thông tin tuyển sinh và kỳ thi THPT Quốc gia, các em hãy truy cập Vuihoc.vn nhé!

Link nội dung: https://marketingalpha.vn/kinh-te-khoi-nao-a58654.html