Hộ chiếu (Passport) và Visa (Thị thực) khác nhau như thế nào?

Hộ chiếu, visa là gì? Có những loại visa, hộ chiếu nào? Hộ chiếu & visa khác nhau ra sao? Anpha sẽ giúp bạn phân biệt hai loại giấy tờ này qua bài viết dưới đây.

Visa (thị thực) là gì? Có mấy loại visa?

1. Khái niệm visa

Visa (thị thực) hay còn được gọi là visa xuất nhập cảnh, đây là giấy chứng nhận do cơ quan có thẩm quyền của một quốc gia cấp cho công dânnước khác. Cá nhân có visa sẽ được phép xuất, nhập cảnh vào quốc gia đã cấp visa cho mình.

Tùy mục đích xuất nhập cảnh mà visa sẽ có những ký hiệu riêng, chẳng hạn visa du lịch ký hiệu là DL, visa du học ký hiệu là DH, visa cho người lao động ký hiệu là LĐ, visa thăm thân ký hiệu là TT hoặc VR… Đồng thời, căn cứ vào mục đích xuất nhập cảnh mà thời hạn cấp visa cũng sẽ khác nhau.

2. Có mấy loại visa?

Tùy theo quy định của mỗi quốc gia mà cách phân loại kèm tên gọi khác nhau. Chẳng hạn như:

Nếu phân loại theo visa di dân và visa không di dân:

Nếu phân loại theo mục đích, thời hạn, số lần nhập cảnh:

Hoặc phân loại visa theo mục đích chung:

Hộ chiếu là gì? Hộ chiếu có mấy loại?

1. Khái niệm hộ chiếu

Hộ chiếu còn được gọi là passport là loại giấy tờ quan trọng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho cho công dân nước mình. Có hộ chiếu, cá nhân có quyền xuất cảnh, nhập cảnh. Ngoài ra, hộ chiếu cũng được xem là một loại giấy tờ tùy thân dùng để chứng minh quốc tịch và nhân thân.

Hộ chiếu thường được đóng thành sổ/quyển.

Hộ chiếu (Passport) và Visa (Thị thực) khác nhau như thế nào?

2. Hộ chiếu có mấy loại? Căn cứ vào Khoản 3 Điều 2 Thông tư 73/2021/TT-BCA, hiện nay có 3 loại hộ chiếu (passport):

Hộ chiếu phổ thông:

Trang bìa màu xanh tím, cấp cho công dân Việt Nam, thời hạn là 10 năm kể từ ngày cấp. Du học sinh và công dân định cư cũng dùng hộ chiếu này.

Hộ chiếu công vụ:

Trang bìa màu xanh lá cây đậm, cấp cho cá nhân trong cơ quan, Chính phủ nhà nước: cán bộ, công chức, công an, quân đội… ra nước ngoài công tác.

Hộ chiếu ngoại giao:

Trang bìa màu nâu đỏ, cấp cho quan chức ngoại giao của Chính phủ đi công tác ở nước ngoài.

Visa và hộ chiếu khác nhau như thế nào?

Nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa visa và hộ chiếu. Vì thế, Anpha sẽ phân tích sự khác nhau ở từng hạng mục của hộ chiếu và visa để giúp bạn dễ dàng phân biệt được 2 loại giấy tờ này.

1. Đối tượng được cấp visa và hộ chiếu

1.1. Visa (thị thực)

Đối với người Việt Nam đi nước ngoài:

Trừ trường hợp công dân bị cấm xuất cảnh, hoặc trường hợp các nước Đông Nam Á và một số quốc gia có chính sách miễn trừ visa nhập cảnh thì tất cả công dân Việt Nam khi đến một quốc gia nào đó đều bắt buộc phải có visa.

Đối với người nước ngoài vào Việt Nam:

Cấp cho người nước ngoài muốn nhập cảnh vào Việt Nam trong thời gian ngắn.

1.2. Hộ chiếu (passport)

Hộ chiếu phổ thông:

Mọi công dân Việt Nam đều được xem xét cấp hộ chiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 21 của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

Hộ chiếu công vụ:

Đối tượng được cấp hộ chiếu công vụ là các cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong Quân đội nhân dân, công an nhân dân hay các nhân viên cơ quan đại diện của Việt Nam… được Thủ tướng Chính phủ, cơ quan có thẩm quyền chỉ đạo, cho phép, cử ra nước ngoài để công tác.

>> Xem chi tiết: Đối tượng được cấp hộ chiếu công vụ.

Hộ chiếu ngoại giao:

Đối tượng được cấp hộ chiếu ngoại giao là các lãnh đạo thuộc Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, chánh án, phó chánh án Tòa án nhân dân tối cao hoặc những người phục vụ trong ngành ngoại giao đã được phong hàm ngoại giao…

>> Xem chi tiết: Đối tượng được cấp hộ chiếu ngoại giao.

2. Điều kiện cấp visa và hộ chiếu

2.1. Visa (thị thực)

Đối với người Việt Nam đi nước ngoài:

Hiện tại, pháp luật Việt Nam không quy định điều kiện cụ thể về điều này. Tùy vào quy định pháp luật của mỗi quốc gia mà sẽ có những điều kiện cụ thể. Cá nhân liên hệ Đại sứ quán quốc gia muốn đến để biết chính xác điều kiện và thủ tục cấp visa.

Đối với người nước ngoài vào Việt Nam:

2.2. Hộ chiếu (passport)

Hộ chiếu phổ thông:

Đối tượng xin hộ chiếu không nằm trong các trường hợp quy định tại Điều 21 của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

Hộ chiếu công vụ, ngoại giao:

3. Công dụng của visa và hộ chiếu

3.1.Visa (thị thực): Là loại giấy phép cho phép cá nhân xuất nhập cảnh và lưu trú tại quốc gia mà người đó xin cấp visa.

3.2. Hộ chiếu (passport): Dùng để xuất nhập cảnh và được dùng như một loại giấy tờ tùy thân, nhân thân thay thế cho CMND/CCCD.

4. Hình thức cấp visa và hộ chiếu

4.1Visa (thị thực)

4.2. Hộ chiếu (passport): Là 1 cuốn sổ nhỏ có nhiều trang.

5. Thời gian cấp visa và hộ chiếu

5.1. Visa (thị thực)

Visa người Việt Nam đi nước ngoài:

Tùy vào quy định về thời gian cấp và nhận của từng quốc gia. Tuy nhiên, thời gian cấp thường vào khoảng 2 - 4 tuần hoặc hơn.

Visa người nước ngoài vào Việt Nam:

5.2. Hộ chiếu (passport)

Thời gian cấp hộ chiếu trong nước:

Thời gian cấp hộ chiếu ở nước ngoài:

6. Thời hạn và pháp lý của visa và hộ chiếu

6.1. Visa (thị thực)

Visa người Việt Nam đi nước ngoài:

Mỗi quốc gia sẽ có quy định khác nhau về thời hạn và giá trị pháp lý của visa tùy thuộc vào mục đích và thời gian xin cấp visa.

Visa người nước ngoài tại Việt Nam:

Visa được cấp có thể là visa có giá trị 1 lần hoặc có giá trị nhiều với thời hạn tối đa là 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 2 năm hay 5 năm.

6.2. Hộ chiếu (passport)

Hộ chiếu ngoại giao, công vụ:

Thời hạn từ 1 - 5 năm, có thể được gia hạn 1 lần nhưng không quá 3 năm.

Hộ chiếu phổ thông:

7. Cơ quan cấp visa và hộ chiếu

7.1. Visa (thị thực)

Người Việt Nam xin visa đi nước ngoài:

Đại sự quán hoặc Tổng Lãnh sự quán của cơ quan đại diện quốc gia muốn đến tại Việt Nam.

Người nước ngoài xin visa vào Việt Nam:

Đại sứ quán hoặc Tổng Lãnh sự quán Việt Nam ở nước ngoài.

7.2. Hộ chiếu (passport)

Cơ quan cấp hộ chiếu trong nước:

Cơ quan cấp hộ chiếu ở nước ngoài:

>> Xem thêm: So sánh visa và thẻ tạm trú cho người nước ngoài.

Mối liên hệ giữa visa (thị thực) và hộ chiếu (passport)

Hộ chiếu (passport) và visa (thị thực) có mối quan hệ mật thiết với nhau. Để có được visa bắt buộc bạn phải có có hộ chiếu. Bởi visa được cấp bằng cách đóng hoặc dán vào một hoặc một số trang của hộ chiếu. Vì thế, không có hộ chiếu sẽ không đủ điều kiện để cấp được visa.

Với trường hợp visa được cấp rời thì cũng được yêu cầu kẹp vào sổ hộ chiếu khi làm thủ tục xuất nhập cảnh.

Dịch vụ làm hộ chiếu và xin visa tại Anpha

Anpha cung cấp dịch vụ làm hộ chiếu, visa nhanh chóng trên toàn quốc. Với đội ngũ nhân viên chuyên môn cao, nhiều năm trong nghề, Anpha sẽ giúp bạn có hộ chiếu, visa trong thời gian sớm nhất mà bạn không cần phải tốn thời gian hay công sức.

Trong thời gian từ 5 - 8 ngày làm việc, Anpha sẽ hoàn thành mọi thủ tục và bàn giao hộ chiếu hoặc visa tận nơi cho bạn.

Tùy vào từng trường hợp mà chi phí dịch vụ tại Anpha sẽ khác nhau. Để biết rõ hơn về thông tin và chi phí dịch vụ, bạn có thể gọi theo số hotline 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí.

Tham khảo thêm:

>> Dịch vụ visa cho người nước ngoài - Từ 2.000.000 đồng;

>> Dịch vụ làm hộ chiếu.

GỌI NGAY

Câu hỏi thường gặp về visa (thị thực) và hộ chiếu (passport)

Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

Link nội dung: https://marketingalpha.vn/visa-ho-chieu-a59527.html