Nhau cài răng lược là gì? Nguyên nhân và cách điều trị nhau cài răng lược

Những dấu hiệu và triệu chứng của nhau cài răng lược

Nhau cài răng lược thường không gây ra dấu hiệu hoặc triệu chứng nào khi mang thai mặc dù chảy máu âm đạo ở 3 tháng cuối thai kỳ có thể xảy ra. Thỉnh thoảng, nhau cài răng lược được phát hiện khi siêu âm định kỳ.

Nhau cài răng lược có thể gây ra:

Các trường hợp nghiêm trọng của nhau cài răng lược, trong đó nhau thai bắt đầu xâm lấn vào bàng quang hoặc các cấu trúc cơ quan lân cận, có biểu hiện đau bàng quang, vùng chậu, hoặc đôi khi có máu trong nước tiểu.

Biến chứng có thể gặp khi mắc nhau cài răng lược

Trong quá trình sinh nở bình thường, nhau thai sẽ tách ra khỏi tử cung trong giai đoạn chuyển dạ cuối cùng. Trong trường hợp nhau cài răng lược, nhau thai bám chặt vào thành tử cung và không tách ra một cách tự nhiên trong quá trình sinh nở. Điều này gây ra nhiều biến chứng cho bé và mẹ như:

Các biến chứng và nguy cơ cho em bé

Khi nhau cài răng lược xảy ra đồng thời với nhau tiền đạo, hoặc khi nghi ngờ có nhau cài răng lược, việc sinh nở thường được lên kế hoạch sớm từ 34 - 37 tuần tuổi thai (sớm 3 - 6 tuần), tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng để đề phòng những trường hợp xấu xảy ra.

Trẻ sinh ra ở độ tuổi thai này thường phải nhập viện chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh, tiên lượng chung của trẻ thường là tốt.

Nếu chảy máu sớm và nhiều thì việc sinh nở có thể cần phải diễn ra sớm hơn. Nếu chảy máu nhiều do nhau tiền đạo khiến người mẹ không ổn định thì em bé cũng có thể mất ổn định. Nhau cài răng lược không gây hại trực tiếp cho em bé mà do hậu quả của các biến chứng.

Nhau cài răng lược là gì? Nguyên nhân và cách điều trị nhau cài răng lược 4Khi mắc nhau cài răng lược, có thể cần phải sinh sớm

Các biến chứng và nguy cơ cho người mẹ

Xuất huyết (chảy máu nghiêm trọng) có thể xảy ra do nhau thai tiền đạo có liên quan hoặc do cố gắng loại bỏ nhau cài răng lược khi nó bị dính vào tử cung. Nếu không được điều trị cẩn thận, có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Sinh thường không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được do nhau thai dính quá chặt vào tử cung, nên sinh thường khó có thể tách rời nhau thai và tử cung. Phụ nữ sinh con qua đường âm đạo có thể cần các thủ thuật chuyên biệt để loại bỏ nhau thai và kiểm soát tình trạng xuất huyết. Nếu nhau cài răng lược được chẩn đoán trước khi chuyển dạ, bác sĩ có thể đề nghị sinh mổ.

Có thể cần phải cắt bỏ tử cung (phẫu thuật cắt bỏ tử cung) sau khi sinh để loại bỏ nhau thai và chấm dứt tình trạng mất máu.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn cùng em bé mau chóng hồi phục sức khỏe.

Link nội dung: https://marketingalpha.vn/nhau-cai-thoi-a60153.html